Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564 tại Cần Thơ được tổ chức quy mô nội bộ
Đại lễ Phật Đản của người Việt ở bốn phương |
Lý giải nghi lễ tắm Phật trong Đại lễ Phật đản |
Đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, chụp ảnh lưu niệm cùng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ. Ảnh: Báo điện tử Cần Thơ |
Sáng 7/5, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ. Hòa thượng Đào Như - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ tuyên đọc thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Theo đó, lời dạy của Đức Phật về sự đoàn kết, sự đồng thuận xã hội còn nguyên giá trị khi nhân loại đang đương đầu với đại dịch COVID-19.
Với tinh thần trách nhiệm, tăng ni, Phật tử thành phố Cần Thơ nỗ lực cùng nhân dân cả nước phòng chống dịch bệnh COVID-19; hỗ trợ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn; hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trước đó, ngày 6/5, nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564-Dương lịch 2020, Đoàn lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN thành phố do đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ; Hòa thượng Thích Giác Nhường, trụ trì Tịnh xá Ngọc Minh và Ni trưởng Thích nữ Diệu Ngộ, trụ trì chùa Quan Âm (quận Ninh Kiều).
Với tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đồng bào phật tử thành phố đã và đang chung sức, đồng lòng cùng nhân dân cả nước chủ động tham gia phòng chống dịch bệnh; tích cực tham gia hỗ trợ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch.
Thay mặt Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN thành phố, đồng chí Phạm Văn Hiểu ghi nhận và đánh giá cao kết quả trên. Đồng thời, mong muốn thời gian tới, quý vị Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức, tăng ni và đồng bào phật tử thành phố tiếp tục phát huy tinh thần hòa hợp, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo; tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam; hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQVN các cấp phát động.
Chiêm ngưỡng 7 đài hoa sen hồng trên dòng Hương kính mừng Đại lễ Phật Đản Hướng tới Đại lễ Phật đản Vesak 2563 diễn ra tại Trung tâm Văn hóa phật giáo Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim ... |
Trung tâm hội nghị quốc tế phục vụ đại lễ Phật đản Với sức chứa 2.600 người, trung tâm hội nghị quốc tế trong quần thể chùa Tam Chúc là nơi diễn ra các hoạt động chính ... |
Nguồn gốc và ý nghĩa của Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak Đại lễ Vesak hay còn gọi là Phật đản là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-Tì-Ni năm 624 TCN, diễn ra vào ... |