Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu tiếp tục tăng cao
Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận. |
Tiếp tục phiên chất vấn Quốc hội sáng 11/11 về các vấn đề nóng liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Đại biểu Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) đặt câu hỏi “Hiện nay vấn đề nợ xấu tăng cao được đề cập trong báo cáo Chính phủ. Thống đốc đánh giá thế nào về tình hình nợ xấu và giải pháp giải quyết vấn đề này. Nếu không giảm nợ xấu, việc điều hành chính sách tiền tệ có khó khăn gì?”
Bên cạnh đó, cũng có đại biểu lo ngại việc đẩy mạnh tín dụng sẽ tăng nguy cơ nợ xấu, từ đó ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn ngành kinh tế nói chung.
Liên quan đến vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng thừa nhận nợ xấu có xu hướng gia tăng. Tính đến cuối tháng 9/2024 tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 4,55%, tương tự gần bằng mức cuối 2023, tăng 2% so với 2022.
Theo đại diện NHNN, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng cao là do từ năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 tác đông nghiêm trọng mọi mặt kinh tế xã hội, doanh nghiệp và người dân khó khăn khiến cho việc trả nợ ngân hàng gặp khó khăn. Gần đây bão Yagi cũng đã gây ra thiệt hại nặng nề. Theo khảo sát của NHNN, dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại 26 tỉnh thành phố lên tới 190.000 tỷ đồng.
Để kiểm soát nợ xấu, các tổ chức tín dụng khi cho vay cần thẩm định đánh giá kỹ lưỡng khả năng trả nợ của khách hàng với khoản vay mới. Đối với các nợ xấu hiện hữu thì tích cực xử lý nợ xấu, đôn đốc khách hàng trả nợ, thu nợ hoặc phát mại tài sản.
Về phía NHNN cũng đã có khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của tổ chức VMC, các công ty mua bán nợ tham gia xử lý nợ xấu, bà Hồng cho biết.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn, giảm lãi cho người dân, doanh nghiệp
Cũng tại phiên chất vấn, trả lời đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) về giải pháp của ngành ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động của cơn bão số 3, đặc biệt là khách hàng và người dân trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, NHNN đã chỉ đạo giải pháp tháo gỡ khó khăn như cơ cấu khoản nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
Với khách hàng vay vốn chịu tác động cơn bão, NHNN đang quá trình hoàn thiện bước cuối cùng ban hành thông tư mới để cơ cấu lại khoản nợ và giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn giảm lãi cho doanh nghiệp và người dân, thực hiện an sinh xã hội với tổng giá trị là 40 tỷ đồng.
Đồng thời NHNN tổ chức hội nghị, chỉ đạo các tổ chức tính dụng cân nhắc xem xét cân đối nguồn vốn của mình để đưa ra các gói tín dụng. "Đến nay, có 35 tổ chức tín dụng đã công bố với tổng giá trị gói tín dụng là 405.000 tỷ đồng để tiếp tục cho vay mới đối các doanh nghiệp và người dân chịu tác động cũng như là các khoản lãi suất cho vay với lãi suất ưu đãi hơn", Thống đốc cho biết.
Tính đến ngày 31/10, các ngân hàng thương mại đã thực hiện cho vay mới theo chương trình ưu đãi với doanh số lũy kế khoảng 27.000 tỷ đồng và hạ lãi suất cho những khoản vay hiện hữu với dư nợ được giảm lãi suất khoảng 82.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp, vừa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, phấn đấu tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp và người dân. Hệ thống tổ chức tín dụng đã dành chính nguồn lực tài chính của mình để giảm 50.000 - 60.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho khách hàng.
Ngân hàng nhỏ đối mặt với nhiều vấn đề về nợ xấu và thanh khoản Tài sản thanh khoản của các ngân hàng nhỏ đã giảm 6% trong 6 tháng đầu năm 2024, trái ngược với mức tăng 5% của ngành. |
Mất bao lâu để xóa lịch sử nợ xấu trên CIC? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thông tin lịch sử nợ xấu của khách hàng tại công ty tài chính được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 5 năm kể từ khi kết thúc. |