Đã giải ngân 5.700 tỷ đồng cho 19 địa phương vùng dân tộc, miền núi phía Bắc
Giảm nghèo đa chiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Một trong những bước tiến về công bằng xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong nửa nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng là thành tích giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược. |
Cần có mục riêng cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số trong Luật Đất đai Chiều 21/6, góp ý một số nội dung vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) một số đại biểu Quốc hội cho rằng cần có một mục riêng về đất đai cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. |
Các đại biểu chủ trì Hội nghị. |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đại biểu của 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Hoàn thành các mục tiêu quan trọng
Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các nguồn lực, chính sách của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm. Cùng với việc thực hiện các chính sách dân tộc và các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đã thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực.
Từ năm 2021 đến 31/5/2023, 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình gần 5.700 tỷ đồng, đạt hơn 21,46%. Trong số kinh phí đã được giải ngân trên, số vốn giải ngân của 4 tỉnh thực hiện Chương trình bằng nguồn ngân sách địa phương tự cân đối đạt hơn 2.100 tỷ đồng (chiếm 66,70%).
Đến hết năm 2023, Chương trình hoàn thành các mục tiêu quan trọng như: 99,2% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt trung bình 91,7%; tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt trung bình 90,1%; tỷ lệ trạm y tế được xây dựng kiên cố đạt trung bình 92,3%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt trung bình 98,6%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề đạt trung bình 54,7%; tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trung bình 92,8%; tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt trung bình 92%...
Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu những khó khăn, hạn chế trong việc triển khai Chương trình, trong đó việc phân bổ vốn tại các địa phương chậm, ảnh hưởng đến công tác thực hiện và giải ngân năm 2022, nhất là đối với các dự án quy mô lớn. Công tác nắm thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình gặp những hạn chế liên quan việc đến nhiều địa phương chậm thực hiện báo cáo việc giao kế hoạch vốn, tiến độ ban hành kế hoạch, khối lượng nhiệm vụ triển khai và tiến độ giải ngân thực hiện. Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan tại địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chương trình và tham mưu cấp có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung còn những bất cập, hạn chế, khó khăn, tồn tại và ban hành các văn bản đôi lúc còn chậm, chưa kịp thời...
Ông Mã Văn Dũng (giữa ảnh), dân tộc Tày, thôn Minh Hà, xã Minh Khương, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang được hỗ trợ 100 triệu đồng từ nguồn tín dụng chính sách để cải tạo lại vườn đồi, từ cây cam cho hiệu quả thấp, chuyển đổi trồng mới gần 600 gốc chanh tứ mùa mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Vũ Quang/TTXVN |
Tháo gỡ vướng mắc, phát huy hiệu quả Chương trình
Tham luận tại hội nghị, đại biểu tỉnh Tuyên Quang kiến nghị Ủy ban Dân tộc sớm ban hành tiêu chí xác định thôn có dân tộc khó khăn đặc thù sinh sống thành cộng đồng để được đầu tư cơ sở hạ tầng làm cơ sở cho địa phương triển khai thực hiện; Ban hành quy định, hướng dẫn cơ chế thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất đối với nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, quan tâm bố trí đủ nguồn lực để triển khai các dự án theo nhu cầu, đề xuất của các tỉnh. Ủy ban Dân tộc xem xét không giao chi tiết nguồn vốn đến từng dự án nhằm tạo sự chủ động trong công tác phân bổ, điều chỉnh nguồn vốn của các địa phương; quan tâm phân bổ nguồn lực từ các dự án hợp tác quốc tế cho tỉnh Tuyên Quang để lồng ghép nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...
Đại biểu tỉnh Thanh Hóa đưa ra một số giải pháp thực hiện Chương trình giai đoạn giai đoạn 2026 - 2030, trong đó tập trung việc rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các quy định còn bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 làm cơ sở cho việc đề xuất, triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030. Cần phân quyền chủ động cho cơ sở thực hiện; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để cơ sở dễ thực hiện, phù hợp với thực tiễn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cần quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp (tỉnh, huyện, xã) trong việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công của Chương trình; việc quy định tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù do HĐND tỉnh quyết định theo từng giai đoạn...
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là một chủ trương lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố và giữ vững niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.
Trên tinh thần nhìn thẳng vào những vướng mắc, lắng nghe ý kiến của cơ sở, những chia sẻ tại hội nghị lần này giúp gợi mở nhiều vấn đề để rút kinh nghiệm triển khai thực hiện trong thời gian tới. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị Ban Dân tộc các tỉnh cần nghiên cứu văn bản kỹ để tham mưu cho UBND tỉnh có chỉ đạo, hướng dẫn cấp cơ sở thực hiện đúng tiến độ và phát huy hiệu quả chương trình. Các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện; chấp hành nghiêm chế độ báo cáo tiến độ cụ thể, chi tiết để kịp thời tháo gỡ, chỉ đạo.
Ủy ban Dân tộc tổng hợp các khó khăn, vướng mắc cụ thể để làm việc với các cơ quan liên quan để cùng nhau tháo gỡ, hướng dẫn cho các địa phương triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
Theo Quang Cường/TTXVN
https://baotintuc.vn/chinh-phu-voi-nguoi-dan/da-giai-ngan-5700-ty-dong-cho-19-dia-phuong-vung-dan-toc-mien-nui-phia-bac-20230626144158874.htm
Tìm giải pháp gỡ khó cho đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc góp phần hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được chất vấn và trả lời. |
Đắk Lắk: Hơn 4.022 tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Đây là số liệu tại buổi làm việc của Tổ công tác của Đoàn giám sát của Quốc hội do ông Phạm Phú Bình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm Tổ trưởng với UBND tỉnh Đắk Lắk về chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn Đắk Lắk" vào chiều 13/6. |