Đã chốt được mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016
Ảnh minh họa - Nguồn: Baodautu
Mức đề xuất 12,4% tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là khác xa đề xuất tăng lương tối thiểu vùng do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề ra là 16,8% và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là 10%.
Sau nhiều vòng đàm phán, Tổng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Công nghiệp & Thương mại VN (VCCI) đã đồng ý với mức này. Điều này cũng chứng tỏ nỗ lực lớn của 2 bên khi cùng đi tới “tiếng nói” chung giúp doanh nghiệp phát triển và đảm bảo đời sống người lao động.
"Hội đồng tiền lương Quốc gia có 14/15 thành viên bỏ phiếu, tỉ lệ đồng thuận chiếm 92,8%" - ông Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia Phạm Minh Huân nói.
Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói: “Chúng tôi dù không thỏa mãn với con số này nhưng vẫn phải chấp nhận. Thực tế, mức tăng lương tối thiểu vùng như trên đã vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp. Nhưng hội đồng đã quyết định, doanh nghiệp không còn cách nào khác là gồng mình lên để tái sản xuất, nâng cao năng suất lao động để tiếp tục tồn tại”.
Như vậy, với mức tăng lương tối thiểu vùng 2016 12,4 %, tương đương với số tiền tăng ở từng vùng như sau:
- 400.000 đồng/vùng 1
- 350.000 đồng/vùng 2
- 300.000 vùng/vùng 3
- 250.000 đồng/vùng 4
Cuộc họp của Hội đồng tiền lương Quốc gia sáng 3/9 diễn ra sau khi 2 cuộc họp bất thành trước đó (hôm 5/8 và 25/8), quan điểm tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 của hai bên còn cách biệt.
Ngay trước giờ họp Hội đồng tiền lương Quốc Gia, đại diện VCCI vẫn giữa quan điểm mức tăng 10 % lương tối thiểu vùng cho năm 2016.
Với lý do doanh nghiệp phải có khả năng chi trả, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng CPI. Đặc biệt, doanh nghiệp có tồn tại được thì mới lo được cho người lao động.
Ông Hoàng Quang Phòng lý giải: “Qua khảo sát thực tế, nhiều doanh nghiệp đang rất khó khăn. Hơn 70% DN kinh doanh không có lãi. Vậy, vấn đề tăng lương đối với họ là một gánh nặng lớn. Họ đồng ý về chủ trương tăng lương nhưng cần phải có lộ trình
Trong khi đó, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng 16,8%, tương đương với số tiền tăng từ 350.000 - 550.000 đồng/mức.
“Nếu tăng với mức trên, lương tối thiểu vùng năm 2016 sẽ đáp ứng được khoảng 89% đời sống tối thiểu của người lao động. Đến năm 2017, lương tối thiểu vùng tăng thêm 11% còn lại là đáp ứng được, không thể kéo dài hơn nữa” - ông Mai Đức Chính nói.
Mặc khác, đề xuất này cũng phù hợp với quy định của Luật BHXH năm 2014 (Điều 89). Theo đó, từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Với kết quả này, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ đề xuất với Chính phủ thông qua chính thức mức tăng lương tối thiểu vùng 2016 vào tháng 10.
T.H tổng hợp