Cuộc sống của các kỹ nữ thời xưa: Không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn khách làng chơi!
Kỹ viện đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Trung Hoa. Thậm chí ở Tề quốc vào thời Xuân Thu, nghề "buôn phấn bán hương" này còn trở thành "quốc sách" cứu cánh cho nền kinh tế nước này.
"Món hàng" giúp các kỹ viện, thanh lâu này ăn nên làm ra chính là nhan sắc và tài năng của những cô gái nơi đây.
Mưu sinh ở một nơi phức tạp như vậy, phần đông các mỹ nữ thanh lâu đều phải trải qua cuộc sống chẳng mấy tốt đẹp, chấp nhận số phận bi thảm, người được hậu thế nhớ đến lại càng hiếm hoi.
Quá trình huấn luyện khắc nghiệt và những cay đắng của phận đời kỹ nữ
Đa số các cô gái lưu lạc vào nơi kỹ viện, thanh lâu đều bắt nguồn từ gia cảnh bần hàn, thậm chí có người từ nhỏ đã bị thân nhân bán cho tú bà để đổi lấy tiền tài.
Mặc dù trong mắt người đời, nơi đây chỉ là chốn mua vui cho quan khách, nhưng trên thực tế, công cuộc cạnh tranh của các danh kỹ thanh lâu lại khốc liệt chẳng thua những màn cung đấu chốn thâm cung.
Những cô gái trong chốn thanh lâu xưa phải dốc hết tâm sức và vốn liếng của mình để làm giàu cho các kỹ viện. (Tranh minh họa).
Bởi danh tiếng càng cao, càng tiếp nhiều khách, tiền bạc về túi sẽ càng nhiều. Nói cách khác, những ngoài nhan sắc và tài năng, những chiêu trò cạnh tranh sẽ quyết định tới miếng cơm manh áo của những cô gái này.
Để có thể lấy lòng quan khách, mỹ nữ nơi đây phải trải qua quy trình huấn luyện vô cùng khắc nghiệt.
Những màn huấn luyện ám ảnh chốn thanh lâu hoàn toàn đủ khả năng để biến một khuê nữ ngây thơ trong sáng "thay da đổi thịt" trở thành một kỹ nữ phong tình.
Nhưng muốn thu về kết quả ấy, quá trình huấn luyện diễn ra không phải ngày một ngày hai mà được.
Để sinh tồn trong chốn này, các cô gái thanh lâu buộc phải làm chuyện mình không muốn làm, lại liên tục bị tú bà đánh chửi, có lúc ngay cả ăn no cũng là một điều khó khăn.
Thực ra, nếu nhiệm vụ của phụ nữ thanh lâu chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn quan khách thì công cuộc huấn luyện của họ đã không phức tạp tới vậy.
Trên thực tế, các danh kỹ còn buộc phải tinh thông đủ thứ tài nghệ, phải biết gảy đàn, biết tiếp chuyện, tiếp rượu mua vui. Số lượng những thứ mà các cô gái ấy phải học không có nhiều nhất, chỉ có nhiều hơn.
Nếu không học được bản lĩnh làm hài lòng quan khách, họ sẽ chẳng thể trụ vững trong thế giới trác táng ấy.
Bên cạnh nhan sắc, "vốn liếng" giúp các cô gái thanh lâu kiếm cơm còn phụ thuộc vào tài nghệ. (Ảnh minh họa).
Những màn huấn luyện về thân thể, tài nghệ kia không chỉ để lại những đau đớn về mặt thể xác, mà còn lưu lại trong tâm can họ đủ mọi khuất nhục về tinh thần.
Dù vậy, vì mưu sinh, vì miếng cơm manh áo, những cô gái ấy buộc phải nuốt ngược nước mắt vào trong, dù bị thương cũng phải tự mình an ủi.
Cứ như vậy, tuổi xuân của các nàng bị tiêu phí ở nơi "buôn phấn bán hương" này một cách rẻ mạt, phí hoài.
Cạnh tranh khốc liệt chẳng thua cung đấu vì đẳng cấp
Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, kỹ nữ thanh lâu được chia làm nhiều tầng lớp, giữa những tầng lớp này cũng tồn tại mối quan hệ trên dưới rõ ràng.
Những cô gái thanh lâu xưa được xếp vào 4 cấp bậc chủ yếu, bao gồm: Thư Ngụ, Trường Tam, Yêu Nhị, Dã Kê.
-
Sang nhà họ hàng mượn đồ, người phụ nữ lớn tuổi vô tình phát hiện cảnh tượng khủng khiếp
Trong đó, Thư Ngụ là cấp bậc cao nhất. Những cô gái này chỉ bán nghệ không bán thân. Danh kỹ được xếp vào hàng Thư Ngụ không chỉ trẻ đẹp mà còn phải sở hữu khí chất tao nhã, tinh thông mọi thứ cầm, kỳ, thi họa.
Xếp dưới Thư Ngụ là Trường Tam. Những kỹ nữ thuộc cấp bậc này vừa bán nghệ, cũng vừa bán thân. Nhưng quan khách mà họ tiếp không phải là những người thông thường mà đều là khách quý.
Cấp bậc thứ ba là Yêu Nhị. Nhóm các cô gái thanh lâu này thuộc hạng "bình dân".
Xếp cuối cùng là cấp bậc Dã Kê, chỉ những cô gái phụ trách đứng ở cửa kỹ viện mời chào quan khách.
Cũng chính vì sự phân chia cấp bậc rõ ràng ấy, mà các cô gái này buộc phải lấy tuổi xuân làm vốn kiếm cơm, cả đời mưu tính trăm phương ngàn kế, không từ thủ đoạn nào để leo lên đầu bảng, trở thành một Thư Ngụ.
Nhưng người xưa có câu: "Bước vào cửa cung tựa ra ra biển lớn, bước vào thanh lâu tựa như rơi xuống vực sâu". Một khi sa chân vào kỹ viện, những cô gái trong chốn này dù có leo lên ngôi đầu bảng thì cả đời khó có thể xóa đi cái danh "kỹ nữ".
Cùng mang thân phận nữ nhi, cùng sở hữu nhan sắc xinh đẹp và tài năng xuất chúng, nhưng số phận của các cô gái chốn thanh lâu lại khác một trời một vực so với những mỹ nữ nơi cung đình. (Tranh minh họa).
Kết cục bi thảm của danh kỹ hiếm hoi được người đời nhớ tên
Tại Trung Quốc thời xưa, tên tuổi của các danh kỹ Giang Nam là nổi tiếng hơn cả. Đó cũng là lý do mà Hoàng đế nổi tiếng phong lưu như Càn Long từng dành cả 3 tháng trời để trăng hoa ở đất Dương Châu.
Những mỹ nữ nơi đây không chỉ sở hữu dung nhan đẹp như hoa mà còn rất đa tài đa nghệ. Một trong những người nổi tiếng nhất phải kể tới danh kỹ Tô Tiểu Tiểu.
Mỹ nhân nức tiếng Giang Nam một thời ấy từng sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, từ nhỏ đã được truyền thụ đủ mọi tinh hoa về cầm, kỳ, thi, họa, lại có vô số công tử thế gia theo đuổi.
Nhưng năm 15 tuổi, gia đình họ Tô gặp phải biến cố, cha mẹ Tiểu Tiểu đột ngột qua đời. Gia cảnh thất thế, lại không người nương tựa, Tô Tiểu Tiểu chỉ có thể bán gia sản sống qua ngày, sau đó sa chân vào chốn thanh lâu.
Sở hữu dung nhan mê người, lại thêm tài năng xuất chúng, đông đảo văn nhân, mặc khách thời bấy giờ đều nguyện quỳ dưới gấu váy của danh kỹ nức tiếng này.
Dù đã trở thành bông hoa có tiếng tăm nhất trong số các danh kỹ Hàng Châu, được vô số người săn đón, cả đời Tô Tiểu Tiểu vẫn chỉ mãi hướng về một người. (Ảnh minh họa).
Giai thoại truyền lại rằng, Tô Tiểu Tiểu và công tử nhà giàu tên Nguyễn Uất từng có một chuyện tình thắm thiết, nhưng cha mẹ chàng lại kịch liệt phản đối. Sau này, công tử họ Nguyễn lên kinh dự thi, một mình nàng lưu lại Hàng Châu.
Trong lòng mắc phải căn bệnh tương tư vốn chẳng có thuốc chữa, danh kỹ họ Tô vì thương nhớ người yêu mà héo mòn từng ngày, cuối cùng ra đi vì chứng phong hàn.
Điều duy nhất an ủi cho cuộc đời của mỹ nữ bạc mệnh ấy là sau khi Nguyễn Uất có tên trên bảng vàng, chàng đã lập cho tình nhân năm xưa một bia mộ, để Tiểu Tiểu không phải ra đi trong vô danh.
Cứ như vậy, tên tuổi đệ nhất danh kỹ Giang Nam một thời cùng câu chuyện tình khắc cốt ghi tâm của nàng được dân gian lưu truyền suốt nhiều đời.
Vào thời cổ đại, những cô gái xinh đẹp chốn thanh lâu nhiều không kể xiết. Hầu hết họ đều kết thúc cuộc đời đắng cay của mình trong vô danh, thậm chí còn bị người đời dè bỉu.
Những người được hậu thế nhớ tên như Tô Tiểu Tiểu quả thực vô cùng hiếm hoi. Nhưng cuộc đời của nàng cũng chẳng được viên mãn.
Dù nổi tiếng hay vô danh, phận đời của những cô gái thanh lâu thời xưa vẫn thường gắn với nhiều cay đắng vì danh tiếng không mấy tốt đẹp. (Tranh minh họa).
Trên những bộ phim truyền hình, người xem thường thấy cảnh không ít các công tử nhà giàu sẵn sàng bỏ tiền ra để tranh đoạt các cô gái thanh lâu có tên tuổi.
Dù vậy, đó chỉ là những hình ảnh được dàn dựng trên phim ảnh, còn thực tế lại khốc liệt và bi thương hơn nhiều.
Hoàn lương, lập gia đình là ước mơ giản đơn của những cô gái chốn "buôn hương bán sắc". Nhưng tiếc thay, đại đa số họ đều sở hữu kết cục hết sức bi thảm.
Ngay cả khi được quan khách thương tình chuộc thân, họ cũng chỉ có thể trở thành tiểu thiếp nhỏ bé trong phủ, cả đời không được ai coi trọng.
Các danh kỹ ấy đều tài hoa, xinh đẹp hơn người, nhưng một khi bước chân vào chốn phong trần kia, thứ họ đánh đổi chính là tuổi thanh xuân, là thân thể và danh tiếng của mình.
Trần Quỳnh