Cửa hàng ăn uống trong nhà phải giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 2m
Ảnh minh họa |
Cụ thể, theo Chỉ thị số 42/CT-UBND ban hành ngày 11/5 của UBND TP. Hà Nội, tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, khó lường. Trên địa bàn thành phố có một số ổ dịch, các địa phương giáp ranh thành phố liên tiếp ghi nhận nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm đang ở mức rất cao.
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu tập trung ưu tiên phòng, chống dịch COVID-19 với mục tiêu cao nhất vì sức khỏe, tính mạng và sự bình yên của nhân dân. Chủ động tấn công, thực hiện "quyết liệt hơn nữa", "thần tốc hơn nữa" công tác phòng, chống dịch.
Thực hiện giãn cách, phong tỏa khi cần thiết theo hướng dẫn của ngành y tế. Tiếp tục thực hiện tốt phương châm: Phát hiện kịp thời, thần tốc truy vết, tăng cường xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch triệt để, thực hiện tốt thông điệp 5K. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo để chỉ đạo kịp thời; làm chủ trong công tác phòng, chống dịch trong thời gian sớm nhất, tuyệt đối không để sót, không bỏ lọt F1, F2 và các ca nghi ngờ.
Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết, trường hợp thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và chỉ được bố trí tối đa 50% chỗ ngồi trong hội trường, phòng hợp, đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu 2m và các biện pháp: Đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, khử khuẩn.
Không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và các địa điểm phục vụ công tác bầu cử; thực hiện nghiêm thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch. Người đứng đầu các cấp, các đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm trước thành phố nếu để xảy ra vi phạm.
Các cửa hàng ăn, uống trong nhà phải đảm bảo giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 2m. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xung quanh các bệnh viện chỉ được bán hàng mang về. Riêng khu vực xung quanh các bệnh viện khi xuất hiện ổ dịch: Tạm dừng hoạt động các dịch vụ kinh doanh ăn uống, cửa hàng tạp hóa, đóng của các khu nhà trọ (phạm vi khu vực, thời gian dừng các hoạt động do Ban chỉ đạo các quận, huyện chủ động quyết định dựa trên tình hình thực tế của địa bàn).
Siết chặt toàn bộ quy trình phòng chống dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh và các hoạt động tại khu vực xung quanh nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng chống dịch. Yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm quy định về Bệnh viện an toàn và Phòng khám an toàn theo quy đúng định của Bộ Y tế. Một bệnh nhân nặng chỉ cho phép 01 người chăm sóc, không thăm bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn. Tăng cường công tác khám chữa bệnh từ xa và tăng cường khám điều trị ngoại trú, hạn chế tiếp nhận điều trị nội trú nếu ko cần thiết.
Trên cơ sở tình hình dịch bệnh cụ thể tại địa phương, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thị xã quyết định việc phong tòa theo quy mô thôn, xóm, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn, nhà chung cư cao tầng... theo phương châm phong tỏa hẹp nhưng kiểm soát quản lý chặt.
Đồng thời, rà soát lại, điều chỉnh phương án phòng chống dịch cho phù hợp với tình hình thực tế, chuẩn bị sẵn sàng trong tình huống dịch bệnh lan rộng. Tăng cường kiểm tra thường xuyên và đột xuất, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch, nhập cảnh trái phép...
Giãn cách xã hội toàn bộ TP. Hòa Bình từ 0h ngày 10/5 UBND tỉnh Hòa Bình quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố Hòa Bình kể từ thời điểm 0h ngày 10/5 để phòng chống dịch COVID-19. |
Hà Nội tái khẳng định không phong tỏa, giãn cách thành phố Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định, đến thời điểm hiện nay (chiều 7/5), Hà Nội chưa có bất kỳ văn bản hay thông báo nào về việc giãn cách, phong toả thành phố. |
Chủ tịch Hà Nội khẳng định: "Không có khái niệm phong tỏa hay giãn cách xã hội toàn thành phố" Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho hay, trách nhiệm của thành phố là rất lớn, vì là trung tâm đầu não chính trị nên công tác phòng dịch phải đi từng bước trên tinh thần khẩn trương, chặt chẽ nhưng cũng không hề chủ quan, lơ là. |