Cơ quan phụ trách an ninh mạng của Mỹ và Anh phủ nhận Trung Quốc cài đặt chip gián điệp
Ngày 6/10 vừa qua, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) phát đi một tuyên bố nói rằng, họ nhận được các báo cáo từ Bloomberg liên quan đến việc Trung Quốc đã sử dụng những con chip nhỏ như đầu bút chì để cấy vào thiết bị sử dụng trong hệ thống máy chủ của hơn 30 công ty lớn gồm cả Apple và Amazon, cũng như một loạt những cơ quan của chính phủ Mỹ.
DHS cũng cho rằng ở thời điểm này, không có lý do để không tin những tuyên bố từ các công ty như Apple, Amazon và Super Micro phủ nhận sự tồn tại của các chip gián điệp siêu nhỏ này.
Báo cáo ban đầu của Bloomberg cho biết, những con chip siêu nhỏ có kích thước chỉ bằng một đầu bút chì này đã được nhúng vào các bo mạch chủ tạo bởi công ty Super Micro Đài Loan - Mỹ. Các bo mạch này được sử dụng trên những máy chủ thuộc sở hữu của các hãng công nghệ Mỹ, và các con chip được cho là đã cho phép người Trung Quốc lấy dữ liệu trên các thiết bị bị gắn chip.
DHS cũng cam kết bảo mật và tính toàn vẹn của công nghệ mà người dân Mỹ và những nơi khác trên khắp thế giới ngày càng bị phụ thuộc vào.
Mặc dù vậy, DHS cũng thừa nhận rằng điều này đã đặt ra yêu cầu phát triển các giải pháp gần và dài hạn nhằm quản lý rủi ro gây ra bởi những thách thức phức tạp của chuỗi cung ứng ngày càng lớn trên toàn cầu. Những sáng kiến này sẽ được xây dựng dựa trên các mối quan hệ đối tác hiện có với một loạt công ty công nghệ để tăng cường nỗ lực quản lý rủi ro và an ninh mạng quốc gia.
Cùng với Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) thì Cục An ninh mạng Anh Quốc cũng đưa ra tuyên bố “đứng về phía các hãng công nghệ” vì không có lý do gì để không tin tưởng vào tuyên bố phủ nhận của các hãng công nghệ như Apple và Amazon.
Trước đó thì Apple, Amazon và Super Micro đã ngay lập tức đưa thông báo phủ nhận cáo buộc khi Bloomberg đưa ra báo cáo liên quan đến vụ việc này. Giá cổ phiếu của Super Micro và một số hãng công nghệ khác như Lenovo, LG Display, Taiwan Semiconductor … cũng lập tức “lao d
c” sau báo cáo của Bloomberg.
An An