Có đến 8 sai lầm trong nấu ăn dẫn đến ngộ độc thực phẩm mà 90% bà nội trợ mắc phải
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm, cứ 10 người lại có 1 người ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn và có khoảng 420.000 trường hợp tử vong vì vấn đề này. An toàn thực phẩm là điều cực kì quan trọng để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm một cách tốt nhất. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là trong cách chế biến, nấu ăn thường ngày, chúng ta mắc phải rất nhiều lỗi sai dẫn đến tình trạng đáng tiếc này.
Dưới đây là những sai lầm mà bạn nên tránh:
Không rửa tay hay rửa tay không đúng cách
Dù việc này có vẻ như khá phổ biến, quen thuộc nhưng nhiều người vẫn không rửa tay đủ và đúng mà vẫn vô tư chế biến thức ăn. Hãy nhớ rằng, chỉ cần 20 giây rửa tay với xà phòng và nước là bạn đã có được đôi bàn tay thực sự sạch sẽ.
Không thay miếng rửa chén bát
(Ảnh: Internet)
Theo EatRight, miếng rửa bát là vật dụng bẩn nhất trong nhà bếp. Đó là nơi sản sinh vi khuẩn, có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Làm vệ sinh miếng rửa bát ít nhất mỗi ngày 1 lần, thay mới hoàn toàn sau khoảng 1 đến 2 tuần sử dụng.
Thử xem thức ăn còn dùng được hay không
Khi thử thức ăn để xem còn dùng được hay không, bạn có biết chuyện gì sẽ xảy ra không? Bạn đã nuốt nó và chỉ cần tiêu hóa một lượng nhỏ thức ăn bị nhiễm khuẩn cũng đủ để làm cơ thể bạn ốm rồi. Ngoài ra, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm không thể nếm, nhìn thấy hay ngửi được. Vì thế cách thử như bạn vẫn hay áp dụng không mang đến hiệu quả.
Rửa thịt gia cầm
Không cần thiết phải rửa thịt gia cầm. FDA đã đưa ra lời khuyên dành cho những ai kĩ tính, muốn làm sạch thực phẩm trước khi ướp, nấu nướng, có thể lau sạch gà bằng khăn giấy dùng một lần. Và cách tốt nhất để diệt sạch vi khuẩn trên gà đó chính là nấu thật kĩ, sao cho nhiệt độ trong thịt gà phải đạt 74 độ C (đo bằng nhiệt kế thực phẩm). (Ảnh: Internet)
Không cần thiết phải rửa thịt gia cầm. Thực tế, nước bắn tung tóe là cách lây lan vi khuẩn có hại trong bồn rửa chén và những bề mặt xung quanh. Cuối cùng thì cách này vẫn có hại hơn là lợi. Bạn chỉ cần rửa rau và bỏ qua thao tác rửa thịt.
Không ý thức về nhiệt độ nguy hiểm của thực phẩm
Theo Sở Nông nghiệp Mỹ mô tả, nhiệt độ nguy hiểm của thực phẩm là trong khoảng 4,4 độ C cho đến 160 độ C. Trong khoản nhiệt độ này, vi khuẩn có thể tăng gấp đôi trong vòng 20 phút. Để bảo vệ thức ăn khỏi nhiệt độ nguy hiểm, bạn tránh rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng, thay vào đó nên dùng ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm trong nước lạnh. Tránh để thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ và không quá 1 giờ nếu nhiệt độ trên 32 độ C.
Sử dụng lại giỏ đã đựng thịt sống
Theo Consumer Reports, tái sử dụng giỏ đã đựng thịt là một cách làm vi khuẩn lây lan bởi nước thịt đã dính đầy giỏ. Để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nên thường xuyên rửa giỏ này dưới nước nóng. Nếu có thể, cho thịt vào bọc riêng, gói trong túi nhựa rồi mới cho vào giỏ.
Cho thịt sống ở trên những thức ăn khác tủ lạnh
Vi khuẩn từ nước thịt sống có thể nhanh chóng lây lan đến những thực phẩm khác cùng các bề mặt trong tủ lạnh. Giáo sư Tom Humphrey của Insitute of Infection and Global Health của trường Đại học Liverpool phát biểu với Dailymail: “Những nguyên tắc vàng về vệ sinh tủ lạnh là thịt sống phải trữ ở dưới cùng tủ lạnh, nên tách rời thịt sống và thịt đã nấu chín”.
Không kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh
Đây là việc rất nhiều người quên làm. Nếu tủ không đủ lạnh, nó sẽ dễ dàng lây lan vi khuẩn. Sử dụng nhiệt kế tủ lạnh là cách nhanh chóng, dễ dàng để kiểm tra nhiệt độ tủ. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, tủ lạnh không bao giờ được hơn 4,4 độ C còn tủ đông luôn phải ở nhiệt độ -17 độ C hoặc thấp hơn.
(Nguồn: shareably)
Newben