Chuyên gia: Thị trường bất động sản sẽ bứt phá vào quý II/2025 khi 3 luật mới có hiêu lực
Ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Đầu tư DKRA Group |
Tại hội thảo "Chính sách mới - Trợ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển" do báo Tiền Phong tổ chức mới đây, ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Đầu tư DKRA Group cho rằng, thị trường bất động sản từ cuối tháng 4/2022 bắt đầu lao dốc. Về tổng thể, đến hiện tại vẫn có những khó khăn nhất định, tuy nhiên qua theo dõi thị trường, trong khoảng 5 tháng đầu năm 2024 bắt đầu có tín hiệu tích cực hơn nhưng không đồng đều ở các phân khúc.
"Trong giai đoạn 2022 -2023, nhà đầu tư cắt lỗ nhiều, trong 5 tháng đầu năm 2024 dấu hiệu này bắt đầu chững lại. Có một bộ phận nhà đầu tư "bắt đáy", tuy nhiên chưa rõ nét và vẫn còn tâm lý chờ", ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, trong 3 phần khúc là đất nền, căn hộ và biệt thự. Phân khúc căn hộ có triển vọng hơn so với 2 phân khúc trên, chủ yếu tập trung ở hạng B (mức giá từ 35 – 60 triệu đồng/m2) chiếm 43%.
Vị này cho rằng, có 4 thách thức lớn cho thị trường bất động sản. Đầu tiên là các cuộc khủng hoảng địa chính trị trên toàn cầu như chiến sự, bất ổn kinh tế thế giới như tăng trưởng toàn cầu 2024 dự báo giảm so với năm 2023, lạm phát kéo dài, nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu.
Vấn đề thứ hai là thị trường lệch pha cung cầu về phân khúc giá; sức cầu thị trường mặc dù tăng nhưng vẫn ở mức thấp; tâm lý "chờ"; của nhà đầu tư (gửi ngân hàng thay vì đầu tư bất động sản).
Thứ ba về chính sách pháp lý, chủ yếu là vướng mắc trong khâu cấp phép dự án; Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bất động sản sắp có hiệu lực; khâu tính tiền sử dụng đất chiếm đến 60 – 70% các vướng mắc pháp lý dự án. Và cuối cùng là vấn đề nguồn vốn, hiện chúng ta đang giải quyết vấn đề của 5 năm trước khi phải giải quyết áp lực đáo hạn trái phiếu 300.000 tỷ đồng.
Dù nhiều khó khăn, thách thức nhưng ông Thắng vẫn tự tin thị trường sẽ có hồi phục. "Cơ sở của phục hồi là tăng trưởng GDP Việt Nam dự kiến tăng 5,5%; vốn FDI, xuất nhập khẩu tăng; lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp; các dự thảo luật mới có nhiều ưu điểm", ông Thắng nói.
Vị này cho rằng, việc phục hồi sẽ tập trung ở loại hình bất động sản nhà ở phục vụ nhu cầu thực, nhà ở vừa túi tiền (căn hộ hạng B, C). Tuy nhiên, để thị trường bứt phá thì có thể sẽ vào khoảng thời gian quý II/2025 khi các thông tư, nghị định của các luật mới có hiệu lực.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho rằng, việc tháo gỡ được những vướng mắc pháp lý sẽ giúp cho nguồn cung ứng dồi dào, nguồn cung tăng lên thì tự nó sẽ điều chỉnh xu hướng thị trường “kim tự tháp” nhà ở bền vững.
Theo ông Châu, đa số nhà ở trên thị trường phải là nhà ở của người có tiền, trong đó có nhà ở xã hội mà Bộ Xây dựng đang đặt ra từ nay đến năm 2030: "Chúng ta làm sao phải kéo được giá nhà hợp lý, chứ bây giờ giá luôn tăng. Để có thể chuyển hướng sang thị trường bất động sản xanh, sinh thái, sức khỏe, thân thiện môi trường, tích hợp nhiều tiện ích… thì phải có nền tảng pháp lý đồng bộ, thống nhất".
Ông Châu cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn nhưng khó khăn giảm dần và thị trường sẽ phục hồi cùng với sự cải thiện về môi trường đầu tư, kinh doanh, các doanh nghiệp không còn tìm cách lợi nhuận đơn thuần về phía mình mà luôn luôn đồng hành với nhà đầu tư, khách hàng.
Sóng Bất động sản chưa xuất hiện, sàng lọc cơ hội vẫn đem về lợi nhuận phi thường Do các doanh nghiệp bất động sản vẫn trong giai đoạn khó khăn, thị trường chứng khoán từ đầu năm 2024 chưa chứng kiến sự xuất hiện của sóng ngành này. Tuy nhiên, vẫn có những cơ hội đặc thù đem về khoản lợi nhuận cho nhà đầu tư biết chắt chiu và sàng lọc. |
[Infographic] Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ tác động đến thị trường như thế nào khi có hiệu lực sớm từ 1/8? Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024 với nhiều quy định mới hứa hẹn sẽ tác động, ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản. |