Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
13:46 | 13/01/2018 GMT+7

Chuyên gia Mỹ lý giải vì sao Triều Tiên muốn có vũ khí hạt nhân bằng mọi giá

aa
Triều Tiên cho rằng nước này có thể sẽ bị tàn phá, như Iraq trước kia, nếu không có bom hạt nhân hay sự bảo vệ từ Trung Quốc.

* Bài viết của tác giả B. Z. Khasru (cây viết của The Capital Express tại New York), tác giả 2 cuốn sách "Myths and Facts Bangladesh Liberation War" và "The Bangladesh Military Coup and the CIA Link" lý giải vì sao Triều Tiên khăng khăng muốn có vũ khí hạt nhân bằng mọi giá.

Bom hạt nhân được một số nước nhỏ xem là tấm bùa hộ mệnh trước các cường quốc có nền kinh tế và đội quân hùng mạnh. Điều này đặc biệt đúng với Triều Tiên, khi họ tham khảo lịch sử phát triển vũ khí hạt nhân của thế giới.

Trong 20 năm qua, có vẻ như vũ khí hạt nhân đã góp phần chặn được ít nhất 3 cuộc chiến lớn tiềm năng: chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, Nga – Nato, và Mỹ – Triều Tiên (với ít nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc).

Bên trong nhà máy hạt nhân của Iran hồi năm 2006. Nguồn: CNN

"Sức nặng" của vũ khí hạt nhân

Pakistan cho rằng năng lực hạt nhân chính là thứ giúp nước này không bị thất thế trước sức mạnh và tiềm lực đáng gờm của Ấn Độ, tránh được cuộc chiến toàn diện với các nước láng giềng.

Nhưng Pakistan không phải là quốc gia duy nhất sử dụng hạt nhân như quân "át chủ bài". Nước Nga đã từng dọa tấn công Ukraine để cản bước NATO xâm chiếm sân sau của Moksva.

Nếu không phải vì sợ sức mạnh hạt nhân, liên minh quân sự của châu Âu do Mỹ dẫn đầu đã ép Nga rời khỏi Crimea. Tổng thống Vladimir Putin cũng từng nói rằng sức mạnh hạt nhân Nga đã cản bước tiến sai lầm của NATO.

Triều Tiên là ví dụ mới đây nhất cho việc sở hữu hạt nhân. Triều Tiên cho rằng nước này có thể sẽ bị tàn phá, như Iraq trước kia, nếu không có bom hạt nhân hay sự bảo vệ từ Trung Quốc.

chuyen gia my ly giai vi sao trieu tien muon co vu khi hat nhan bang moi gia

Triều Tiên biết rằng nước này có thể sẽ bị tàn phá, như nước Iraq trước kia, nếu không có bom hạt nhân hay sự bảo vệ từ Trung Quốc. Ảnh: AP

Tuy nhiên, dù phản đối quyết liệt cuộc chiến bán đảo lần thứ hai, Trung Quốc ít có khả năng sẽ tham gia nếu Mỹ quyết định tấn công toàn diện Triều Tiên.

Lãnh đạo Triều Tiên cho rằng, khi Bình Nhưỡng có kho vũ khí hạt nhân trong tay, Mỹ sẽ có ít khả năng tấn công hơn. Vì mục đích tự vệ, Triều Tiên sẽ không ra đòn trước.

Trong khi ấy, Tổng thống Trump sẽ tìm cách kiểm soát rủi ro hơn là giải quyết tận gốc vấn đề bằng cách đem quân đánh Triều Tiên. Cả ông Trump và ông Kim đều đã to tiếng với nhau, nhưng chưa bên nào nhấn nút hạt nhân của nước mình.

Giải pháp hòa bình khả thi

Sau một năm gia tăng căng thẳng, các bên bắt đầu đi tới một giải pháp hòa bình. Bốn nước liên quan trực tiếp trên bàn đàm phán gồm: Mỹ, Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Cụ thể, Mỹ muốn Triều Tiên đóng băng chương trình hạt nhân, Triều Tiên muốn trở thành một cường quốc hạt nhân và cai quản Hàn Quốc, Hàn Quốc lại muốn giữ nguyên tình trạng chính quyền trong khi Trung Quốc mong đợi một bán đảo thống nhất dưới quyền điều hành của ông Kim.

Các nước này có thể đi tới thỏa thuận chung nếu làm theo bài học thống nhất của nước Đức.

Đầu tiên, Mỹ phải thiết lập quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, như đã từng với Đông Đức. Dù muốn hay không, chuyện phi hạt nhân hóa Triều Tiên là chuyện không thể. Vũ khí hạt nhân của ông Kim không còn là chuyện để đem ra đàn phán nữa mà là yếu tố sống còn cho hình ảnh và an ninh quốc gia.

Bị bủa vây bởi cấm vận, ông Kim cho rằng phát triển vũ khí hạt nhân là hình thức rẻ và triển vọng hơn so với chạy đua vũ trang thông thường.

chuyen gia my ly giai vi sao trieu tien muon co vu khi hat nhan bang moi gia

Đại diện Hàn Quốc, ông Cho Myung-Gyun (trái), cùng đại diện Triều Tiên Ri Son Gwon trong cuộc đối thoại tại làng đình chiến Panmunjom. Ảnh: SPUTNIK

Hơn thế nữa, nếu Mỹ khăng khăng đòi Triều Tiên phải giải trừ hạt nhân, ông Kim có thể hỏi ngược lại tại sao Washington không làm điều tương tự với Israel.

Cuối cùng thì, câu hỏi khó trả lời nhất là liệu Trung Quốc có muốn sống cùng "người hàng xóm" hạt nhân hay không. Ít có khả năng Bình Nhưỡng sẽ rời bỏ Bắc Kinh để thoải mái hơn trong việc đưa ra các chính sách.

Nhưng suy cho cùng, Trung Quốc sẽ mạnh tay nếu ông Kim đe dọa tấn công tên lửa vào các thành phố của Mỹ. Hiện tại, ông Kim Jong un hẳn phải coi kho hạt nhân là tấm lá chắn an toàn nhất trước "lửa và thịnh nộ" của ông Trump.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Tất Đạt

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Khóa bác sĩ nội trú đầu tiên của VinUni chính thức tốt nghiệp

Khóa bác sĩ nội trú đầu tiên của VinUni chính thức tốt nghiệp

Ngày 5/10, khóa Bác sĩ nội trú đầu tiên của VinUniversity sẽ tốt nghiệp và chính thức làm việc tại các cơ sở y tế. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu hành trình 4 năm đào tạo chuyên sâu và toàn diện, khẳng định sự thành công của VinUni trong việc triển khai chương trình bác sĩ nội trú tiên phong tại Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.
[Thư Viện Anime] - Thiên đường cho những tín đồ yêu thích và đam mê Anime

[Thư Viện Anime] - Thiên đường cho những tín đồ yêu thích và đam mê Anime

Bạn là một người yêu thích Anime, có niềm đam mê với những nhân vật hoạt hình ấn tượng? Hãy ghé ngay đến [Thư Viện Anime]! Nơi đây không chỉ là một thư viện thông thường, mà còn là một không gian sáng tạo, nơi mọi người có thể khám phá, học hỏi và chia sẻ niềm đam mê anime của mình.
Thời tiết hôm nay (07/10):  Miền Bắc trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (07/10): Miền Bắc trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc, do không khí lạnh tăng cường nên tuần này trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh, độ ẩm phổ biến 35-41%.
Top con giáp xui xẻo tuần này (7/10-13/10/2024): Dần Sửu hao tài tổn phước

Top con giáp xui xẻo tuần này (7/10-13/10/2024): Dần Sửu hao tài tổn phước

Con giáp xui xẻo tuần này (7/10-13/10/2024) đường tài lộc của tuổi Sửu có điềm báo chẳng lành, những thành công bị không ít tiểu nhân ganh ghét, đố kỵ. Nguồn tài chính dồi dào cũng là mục tiêu bị tiểu nhân phá hoại, khiến bản mệnh có thể rơi vào tình trạng hao hụt tiền bạc nhanh chóng.

Đọc nhiều

Khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc tại TP Cần Thơ năm 2024

Khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc tại TP Cần Thơ năm 2024

Tối 5/10, tại Công viên Lưu Hữu Phước (quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) diễn ra Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ năm 2024, do UBND thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch từ Famtrip

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch từ Famtrip

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau vừa tổ chức đoàn Famtrip gồm các cơ quan thông tấn báo chí; doanh nghiệp du lịch lữ hành trong và ngoài tỉnh tham gia khảo sát tuyến du lịch tại các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn các huyện: Ngọc Hiển, Phú Tân, Trần Văn Thời nhằm giới thiệu điểm đến du lịch Cà Mau với các đơn vị lữ hành và du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2024”.
TP Hồ Chí Minh: Ra mắt Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Bình Chánh

TP Hồ Chí Minh: Ra mắt Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Bình Chánh

Chiều 5/10, Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Bình Chánh đã công bố quyết định thành lập và tổ chức lễ ra mắt.
Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện ký ức hào hùng của Thủ đô

Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện ký ức hào hùng của Thủ đô

Sáng ngày 6/10, chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Hà Nội. Chương trình tái hiện lại những hình ảnh lịch sử hào hùng của Thủ đô 70 năm về trước.
Một ngày làm chiến sĩ tí hon

Một ngày làm chiến sĩ tí hon

“Một ngày làm chiến sĩ tí hon”, thầy, cô giáo và các em học sinh Trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh đã hiểu thêm về môi trường sinh hoạt trong quân ngũ, về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng.
Triển lãm số về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đến với học sinh Bình Thuận

Triển lãm số về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đến với học sinh Bình Thuận

Trong 2 ngày 3 và 4/10, tại trường Trung học Phổ thông Lý Thường Kiệt và Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ, thị xã La Gi (Bình Thuận), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Ủy ban Nhân dân thị xã La Gi tổ chức Triển lãm số "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý."
Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Ngày 2/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng thông tin về vụ việc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 29/9.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động