Chứng khoán Mỹ tăng vọt, Dow Jones lên gần 400 điểm nhờ diễn biến lạm phát
Vì sao cổ phiếu Apple và Microsoft chi phối thị trường chứng khoán Mỹ?
Trong chỉ số S&P 500 có khoảng 11 nhóm ngành nhưng riêng ngành công nghệ đã chiếm đến hơn 25% giá trị vốn hóa của chỉ số.
|
Lợi nhuận ngành ngân hàng và công nghệ Mỹ định hình xu hướng thị trường chứng khoán Mỹ
Nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc đến kịch bản liệu chứng khoán Mỹ có duy trì được đà tăng trong thời gian gần đây trong bối cảnh lợi nhuận suy giảm.
|
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên ngày thứ Năm khi mà nhà đầu tư hài lòng bởi đón nhận thông tin lạm phát hạ nhiệt.
Đóng cửa phiên, chỉ số S&P 500 tăng 1,33% lên 4.146,22 điểm và như vậy có phiên đóng cửa cao nhất tính từ tháng 2/2023. Chỉ số Nasdaq tăng 1,99% lên 12.166,27 điểm. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 383,19 điểm tương đương 1,14% lên 34.029,69 điểm.
Chỉ số giá sản xuất tháng 3/2023, chỉ số đo lường giá cả do doanh nghiệp chi trả đồng thời nó được coi như chỉ báo hàng đầu về lạm phát tiêu dùng, giảm ước tính 0,5%, trong khi đó các chuyên gia kinh tế đã dự báo chỉ số này không thay đổi.
Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số giá cả tiêu dùng lõi giảm 0,1% so với tháng liền trước, trái ngược hoàn toàn với mức tăng 0,2% theo dự báo của các chuyên gia kinh tế.
Diễn biến của chỉ số giá sản xuất như vậy xác nhận cho xu thế lạm phát tính đến hết tháng 3/2023 hạ nhiệt. Chỉ số lạm phát tiêu dùng tăng 0,1% theo công bố gần nhất. Giá cả tiêu dùng tháng 3/2023 tăng 5% so với cùng kỳ năm, mức tăng tính theo năm thấp nhất trong gần 2 năm.
Cổ phiếu công nghệ, nhóm cổ phiếu vốn chịu tác động nặng nề nhất trong bối cảnh lạm phát và lãi suất cao, tăng điểm mạnh trong phiên ngày thứ Năm. Cổ phiếu các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong chỉ số S&P 500. Cổ phiếu các doanh nghiệp công nghệ lớn tăng mạnh, cổ phiếu Amazon tăng 4,7%; cổ phiếu công ty mẹ Alphabet của Google và Meta tăng lần lượt 2,7% và 3%; cổ phiếu Tesla tăng gần 3%.
“Thị trường nhìn chung có tiềm năng tăng bởi bất kỳ tin tức tích cực nào, và trong trường hợp này, chỉ số PPI diễn biến tốt hơn so với kỳ vọng. Tôi nghĩ rằng nó giúp cho nhiều người tin tưởng về khả năng Fed sẽ không cần phải nâng lãi suất trong cuộc họp lần tới”, chuyên gia quản lý quỹ tại Spouting Rock Asset Management – ông Rhys Williams nói.
Với lần nâng lãi suất thứ 9 tính từ tháng 3/2022, Ủy ban Thị trường Mở thuộc Fed (FOMC) nhấn mạnh không chắc chắn về các đợt nâng lãi suất tiếp theo và cho biết quyết định liên quan đến lãi suất sẽ còn tùy thuộc vào dữ liệu công bố sắp tới.
“Ủy ban sẽ theo dõi chặt chẽ những số liệu chuẩn bị công bố và đánh giá đến ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Ủy ban dự báo việc nâng lãi suất có thể phù hợp để đảm bảo giữ vững quan điểm chính sách tiền tệ nhằm hướng lạm phát về ngưỡng 2% qua thời gian”, tuyên bố của FOMC nhấn mạnh.
Tuyên bố mới nhất của FOMC như vậy đã khác biệt hoàn toàn so với các tuyên bố trước đây về việc tiếp tục nâng lãi suất sẽ là phù hợp để giảm lạm phát.
Dù rằng những tuyên bố mà chủ tịch Fed Jerome Powell đưa ra trong cuộc họp báo về chính sách tiền tệ có thể đồng nghĩa ngân hàng trung ương đang dần đi đến giai đoạn cuối của quá trình nâng lãi suất, ông giữ vững quan điểm cuộc chiến chống lại lạm phát chưa kết thúc.
“Quá trình đưa lạm phát về ngưỡng 2% vẫn còn dài lâu và còn nhiều gian nan”, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Mỹ khẳng định.
Bản thân ông Powell cũng thừa nhận những diễn biến gần đây trong hệ thống ngân hàng nhiều khả năng sẽ khiến cho điều kiện tín dụng bị thắt chặt, đó cũng chính là nguyên nhân mà quan điểm của ngân hàng trung ương thay đổi.
Biên bản cuộc họp chính sách tháng trước cho thấy giới chức đã loại bỏ kỳ vọng về việc họ sẽ cần tăng lãi suất lên mức này sau khi những bất ổn của ngành ngân hàng xảy ra. Tuy nhiên, FOMC vẫn quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% lên khoảng 4,75% đến 5%, trong bối cảnh giới chức tìm cách cân bằng rủi ro của một cuộc khủng hoảng tín dụng với khả năng áp lực giá cả vẫn còn quá cao.
Động thái trên được thực hiện ngay cả khi các cố vấn của Fed đưa ra cảnh báo rằng một cuộc suy thoái nhẹ có thể xảy ra vào cuối năm nay.
Theo biên bản cuộc họp, các quan chức đã đồng tình rằng việc đưa ra một số biện pháp chính sách có thể là động thái phù hợp. Đây cũng là lập trường mà một số quan chức Fed đã nhắc lại trong những ngày gần đây.
Các nhà hoạch định chính sách nhận định rằng “những vấn đề gần đây trong lĩnh vực ngân hàng có thể khiến điều kiện tín dụng bị thắt chặt hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời gây áp lực lên hoạt động kinh tế, tuyển dụng lao động và lạm phát”. Trong bối cảnh này, các quan chức vẫn chú ý đến rủi ro lạm phát.
Goldman Sachs cảnh báo về kịch bản thị trường Mỹ biến động mạnh
Vào giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Fed từng có nhận định sai về lạm phát rằng giá cả cao chỉ diễn ra trong ngắn hạn, tuy nhiên sau đó đã buộc phải thay đổi quan điểm.
|
Dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển ra sao sau những vụ việc gây sốc ngành ngân hàng Mỹ?
Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) ở trạng thái rút ròng tháng thứ 2 liên tiếp (-8,5 tỷ USD), chủ yếu do dòng vốn rút ra khỏi thị trường Mỹ (-9,0 tỷ).
|