Chưa cần tăng giá điện, EVN vẫn lãi gần 9.000 tỷ đồng
Trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2018 hợp nhất, với đơn vị kiểm toán là Deloitte.
Theo báo cáo, trong năm 2018, khi chưa tăng giá điện, EVN đạt doanh thu 338.500 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm trước. Lợi nhuận gộp của tập đoàn tăng 9.000 tỷ (hơn 20%), lên hơn 53.000 tỷ đồng.
Chi phí tài chính lên tới 29.000 tỷ đồng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, khiến tổng lợi nhuận trước thuế đạt 9.076 tỷ đồng. Sau thuế, tổng lợi nhuận của EVN đạt 6.817 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2017 (6.593 tỷ). Kể từ năm 2012, đây là mức lợi nhuận lớn nhất của EVN.
Tính đến hết năm 2018, tổng tài sản của EVN đạt 706.504 tỷ đồng. Nợ phải trả gần 490.000 tỷ. Trong đó, nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất, lần lượt là 45.069 tỷ và 360.007 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của EVN tăng lên 217.446 tỷ đồng.
Đáng chú ý, theo báo cáo, EVN có 50.205 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Trong đó, số tiền mặt gửi ngân hàng loại không kỳ hạn lên tới 34.028 tỷ đồng, các khoản tương đương tiền là 15.772 tỷ.
Phó Tổng Giám đốc EVN, ông Đinh Quang Tri. Ảnh: Internet. |
Các khoản đầu tư tài chính đạt 44.999 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2017. Đến cuối năm 2018, lỗ chênh lệch tỷ giá của EVN giảm đáng kể, còn 4.256 tỷ đồng so với mức 4.951 tỷ của năm trước.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, trong năm 2018, EVN đã đạt mức lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2012, kèm theo khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn lên tới hơn 34.000 tỷ đồng. Tất cả những kết quả này có được trong năm 2018, khi chưa tăng giá điện.
Tuy nhiên, hồi tháng 3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Mặc dù thu về thêm hơn 20.000 tỷ đồng từ việc tăng giá điện 8,36% trong năm 2019, ngành điện vẫn chưa đủ bù lỗ mà có thể còn bị âm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Khi được hỏi, Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri lý giải rằng toàn bộ số tiền 20.000 tỷ này sẽ được EVN chi trả cho chênh lệch giá khí trong bao tiêu (gần 6.000 tỷ), chi trả cho PVGas, chênh lệnh tỷ giá ngoài EVN (hơn 3.000 tỷ đồng), thanh toán cho nhà đầu tư về quyền khai thác tài nguyên nước trong giá điện trước đây chưa có, các chi phí dầu chênh lệch mua điện tăng lên cũng phải thanh toán bổ sung...
Tăng giá điện: Vì sao EVN thu về hơn 20.000 tỷ nhưng vẫn lỗ? Theo lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong năm 2019, mặc dù thu về thêm hơn 20.000 tỷ đồng từ việc tăng ... |
EVN triển khai cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến TĐO – Từ 21/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến. Theo đó, khách hàng ... |
EVN giải ngân 84.753 tỷ đồng cho các dự án điện trong 9 tháng TĐO - EVN đã "rót" 84.753 tỷ đồng đầu tư dự án điện trong 9 tháng. Từ đầu năm, EVN đã hoàn thành và đưa ... |
EVN cần tiết kiệm chi phí tối thiểu 10% TĐO - Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chủ động rà soát, đưa vào ... |
Sản lượng điện 6 tháng đầu năm của EVN tăng hơn 12% TĐO - Tính đến hết tháng 6/2016, sản lượng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạt 88,51 tỷ kWh, tăng 12,51% so ... |