Chơi hoa Tết, cần thận trọng với những loài hoa rất đẹp nhưng có độc
160 chợ hoa Tết Canh Tý 2020 sẽ được tổ chức tại TP.HCM |
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hoá Tết Trung thu năm 2019 |
Vào dịp Tết Canh Tý 2020, bạn cần lưu ý những loài hoa chơi Tết đẹp nhưng có độc sau đây.
Hoa cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu được coi là loài hoa tượng trưng sự tròn đầy, viên mãn, đoàn kết và hướng về gia đình, nên được nhiều gia đình sử dụng trong dịp Tết.
Tuy nhiên, cả hoa và lá cẩm tú cầu đều có chứa độc tố, nếu sơ ý ăn phải có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Hoa thủy tiên
Hoa thuỷ tiên có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, có hoa đẹp và thơm, thường được trồng làm cảnh vào dịp Tết.
Phần thân rễ của hoa thuỷ tiên có tác dụng mạnh và chứa độc. Đặc biệt, trong rễ thuỷ tiên có chứa khoảng 0,06% narcisin. Chất độc này nếu dùng với liều lượng nhỏ có thể gây chảy nước bọt, với liều lớn có thể gây nôn mửa, ỉa chảy, rối loạn nhịp tim.
Hoa tulip (Uất kim hương)
Hoa tulip có nhiều màu sắc đẹp, lại để được lâu nên đang rất được người dùng ưa chuộng trong các dịp lễ, Tết.
Dù vậy, ít người biết rằng loài hoa đẹp này có chứa ba-zơ cực độc, có khả năng làm gây ra chứng đau đầu, chóng mặt và có thể khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp nếu để trong phòng kín một thời gian.
Cây hồng môn
Cây hồng môn không chỉ đẹp mà còn có tác dụng thanh lọc không khí. Nhờ đó, loài cây cảnh này rất được ưa chuộng tại Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết.
Song, hồng môn là loài thực vật toàn thân có chứa độc tố saponin và các tinh thể oxalat canxi. Nếu lỡ ăn phải lá hồng môn, nạn nhân sẽ bị sưng miệng và kích ứng ở cổ họng.
Hoa lan chuông
Hoa lan chuông có hình dáng đẹp và màu trắng khá ưa nhìn. Hoa mọc thành chùm, nở rộ, kích thước không lớn nhưng lại mang đầy độc tính.
Từ đỉnh của hoa cho tới vùng nước mà hoa mọc đều có chất độc. Nếu ăn nhiều, có thể bị nôn mửa, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và bị co giật, loạn nhịp tim .
Hoa loa kèn
Hoa loa kèn rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam và tưởng như vô hại. Tuy vậy, đây là loài cây có độc tố.
Chỉ cần ngửi hoa, nạn nhân sẽ lập tức rơi vào tình trạng vô thức, không kiểm soát được hành vi, nói năng lảm nhảm. Ngoài ra, đối với phụ nữ đang mang thai, nếu ngửi quá nhiều mùi hương thơm của loài hoa này sẽ gây dị tật cho thai nhi.
Hoa trúc đào
Cây hoa trúc đào cao khoảng 2-3m, nở hoa rất đẹp và thường được trồng làm cảnh, hàng rào, trang trí khu vui chơi, trồng ở công viên, hè phố.
Cây trúc đào có độc tố mạnh ở mọi bộ phận, có thể gây hại mắt khi bị tác động hoặc tử vong nếu tiếp xúc trực tiếp.Trúc đào còn chứa những hợp chất nguy hiểm như strychnin, chỉ cần nhai một lá trúc đào là đủ gây nguy hiểm cho trẻ em và nhai 10 - 20 lá là gây nguy hiểm cho người lớn.
Khi ngộ độc trúc đào, nạn nhân thường bị buồn nôn, nôn, tiêu chảy có thể ra máu, đau bụng, loạn nhịp tim , trụy tim, tụt huyết áp, lạnh người do tuần hoàn máu không ổn định. Từ đó dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh trung ương, thiếu ôxy lên não, hôn mê và dẫn đến tử vong. Nhựa trúc đào gây rát da, rát mắt, viêm da.
Hoa ly
Hoa ly có màu sắc đẹp, hương thơm ấn tượng và độ bền cao, đồng thời giúp khử độc trong nhà. Nhiều người yêu thích và thường dùng hoa ly để trang trí nhà cửa.
Tuy vậy, hoa ly có hương thơm quá nồng và nếu để nhiều hoa ly trong phòng đóng kín cửa, chúng sẽ hút hết oxy trong phòng. Người ở trong phòng sẽ bị mệt mỏi, khó chịu và mất tập trung.
Hoa đỗ quyên và đỗ quyên ngủ đông
Vừa đẹp lại vừa độc - lạ, hoa đỗ quyên và đỗ quyên ngủ đông được nhiều người chọn để trưng trong nhà mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhưng đỗ quyên và đỗ quyên ngủ đông rất độc.
Cụ thể, cánh hoa đỗ quyên ngủ đông chứa Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Đây là 2 chất có hại cho sức khỏe, nếu bị ngộ độc người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy nước dãi.
Nếu nuốt phải lá và mật hoa của cây đỗ quyên, miệng sẽ bị bỏng rát, sùi bọt mép, nôn, tiêu chảy và ngứa râm ran trên da. Những triệu chứng tiếp theo là đau đầu, mỏi cơ và giảm thị lực, thậm chí là rối loạn nhịp tim, hôn mê và co giật.
Xử trí ngộ độc các loại hoa như thế nào? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện ngộ độc các loại hoa trên cần xử trí như sau: - Ăn nhầm lá hay thân, hoa thì phải lấy ngay các vật còn sót lại trong miệng nạn nhân. Đồng thời, cần gây nôn bằng cách cho uống bằng cách cho uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm), nếu chưa nôn dùng lông gà rửa sạch ngoáy họng. Chú ý: Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi miệng trẻ cho sạch. - Nếu bị ngộ độc trên da: Rửa da bằng nước sạch ở nơi bị nhiễm độc ít nhất 15 phút, tránh bôi kem lên những vùng bị nhiễm độc. Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời. Người nhà cần mang theo chất nôn để xác định độc tính. |
Công thức làm món salad chống ngán ngày Tết Canh Tý 2020 Tham khảo cách làm các món salad chống ngán ngày Tết. Với hướng dẫn chi tiết, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian và ... |
Bí quyết rán nem giòn lâu và bảo quản nem ngày Tết Nem rán là món ăn truyền thống của người Việt vào dịp Tết Nguyên đán. Sau đây là một số bí quyết rán nem giòn ... |
Phong tục ngày Tết của người Việt xưa có điều gì thú vị? Phong tục ngày Tết của người Việt thời xưa và những điều kiêng kị trong ngày đầu năm mới được Phan Kế Bính giới thiệu ... |