Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
00:00 | 29/01/2022 GMT+7

Chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long: Nét văn hóa đặc sắc

aa
Đến các chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người có cảm nhận như đang được chứng kiến một bức tranh cuộc sống sinh động, nhiều sắc màu và được khám phá nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây.
Một năm vắng lặng của chợ hoa trong lòng phố cổ Hà Nội Một năm vắng lặng của chợ hoa trong lòng phố cổ Hà Nội
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến rất gần, nhưng nhiều tiểu thương tại chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết năm nay tình bình buôn bán rất trầm lắng.
Tặng sách, nét đẹp văn hóa ngày Tết Tặng sách, nét đẹp văn hóa ngày Tết
Tặng sách ngày Tết đang dần trở thành nét đẹp văn hoá và sẽ ý nghĩa biết bao nếu thấp thoáng trong giỏ quà Tết tặng nhau ngoài bánh mứt, còn có những cuốn sách gửi tặng cho gia chủ và các cháu nhỏ…

Cho noi o Dong bang song Cuu Long: Net van hoa dac sac hinh anh 1

Chợ nổi Cái Răng - địa điểm du lịch thú vị miền Tây Nam Bộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ra đời từ nhu cầu giao thương hàng hóa của người dân vùng sông nước, các chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long giờ đây không chỉ là nơi giao thương hàng hóa, nông sản mà còn là nét văn hóa đặc trưng, sản phẩm du lịch ấn tượng, cần được duy trì và phát huy để phát triển bền vững.

Đến các chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người có cảm nhận như đang được chứng kiến một bức tranh cuộc sống sinh động, nhiều sắc màu. Hòa mình vào không khí mua bán hàng hóa trên sông nước, chúng ta hiểu thêm về nét văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng châu thổ phía Nam đất nước.

Hình thành trên sông nước

Nói về nguồn gốc ra đời của chợ nổi, các nhà nghiên cứu khẳng định chợ nổi ra đời xuất phát quy luật tất yếu của sự phát triển thương mại, đáp ứng nhu cầu phân phối, tiêu thụ hàng hóa của cư dân trong vùng khi điều kiện giao thông đường bộ còn hạn chế; đồng thời thể hiện tập quán đi lại, mua bán trên sông của cư dân vùng đất Nam Bộ. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là đặc trưng thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiều nơi hợp lưu của các nhánh sông đã tạo thành các ngã ba, ngã tư, ngã năm, ngã sáu, thậm chí là ngã bảy trên sông. Đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên các chợ nổi trên sông nước đồng bằng.

Thạc sỹ Trần Thị Bích Thủy, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, lý giải để thích nghi điều kiện sống nhiều sông, rạch, cư dân miền sông nước đã hình thành phương thức mưu sinh mang tính đặc thù riêng. Con người mua bán, trao đổi hàng hóa trên sông nước bằng các phương tiện vận tải đường thủy, đó chính là chợ nổi.

Rất nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long có chợ nổi, có thể kể đến như các chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ An Hữu, Cái Bè (Tiền Giang), chợ Ngã Năm, Trà Men ở Sóc Trăng hay chợ Năm Căn, Thới Bình ở tỉnh Cà Mau...

Liên quan đến mốc thời gian ra đời của chợ nổi, một số thương hồ (người buôn bán hàng hóa trên ghe, xuồng) cho biết họ không rõ chợ chính xác có tự khi nào, chỉ biết rằng từ thuở ấu thơ đã theo cha mẹ lên ghe, xuồng rong ruổi trên sông, khi lớn lên tại tiếp tục mưu sinh bằng nghề bán buôn nông sản, hàng hóa ở chợ nổi.

Còn từ góc độ nghiên cứu, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Nhân, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long ra đời một cách tự nhiên từ hoạt động đi lại và mua bán trên sông của người dân. Vì lẽ đó, năm ra đời cụ thể của từng chợ chưa thấy tài liệu nào ghi chép lại.

Qua tìm hiểu, tham vấn người dân địa phương cũng như cư dân thương hồ, chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) có thể được ra đời vào cuối thế kỉ XVIII còn chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) được hình thành vào đầu thế kỉ XX sau khi luồng lưu thông giữa sông Cần Thơ với rạch Cái Tư và sông Cái Lớn thuận tiện. Còn chợ nổi ở Cà Mau hay ở Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang) có thể ra đời muộn hơn.

Hoạt động giao thương độc đáo

Hình thành gắn với đặc thù vùng sông nước, chợ nổi có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng nông sản ở vùng, đem lại việc làm đáng kể cho người dân, góp phần cải thiện đời sống của cư dân thương hồ.

Chợ nổi thực sự là bức tranh đầy màu sắc về kinh tế-văn hóa-xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại chợ, hình thức mua bán hàng hóa diễn ra trên cơ sở kết tinh giữa môi trường sông nước và tập quán mua bán trên sông của người dân trong suốt chiều dài lịch sử.

Cho noi o Dong bang song Cuu Long: Net van hoa dac sac hinh anh 2

Cây bẹo được coi là linh hồn của chợ nổi, thường là cây sào làm bằng tre tầm vông, được sử dụng để treo lên đầu ngọn sào các loại trái cây, rau củ mà trên ghe có bày bán để từ xa người mua đã có thể nhận biết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Chợ cũng là nơi tiếp thị, giới thiệu nhiều loại đặc sản, nông sản, là điểm trung chuyển hàng hóa giúp gắn kết giữa khu vực thành thị với vùng nông thôn.

Tùy theo ngành hàng buôn bán ở chợ nổi, chợ buôn bán đa ngành hàng hay chuyên về trái cây, nông sản mà nhóm họp cả ngày hoặc chỉ một buổi, nhưng thường có điểm chung là đông nhất là vào buổi sáng sớm, thời điểm khoảng 3-5 giờ sáng tùy từng chợ.

Một điểm nổi bật khi nói đến hoạt động giao thương ở chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long là sự xuất hiện của những cây bẹo - cách thức tiếp thị, quảng cáo độc đáo, là dấu hiệu giúp người mua nhận biết trên ghe, xuồng bán loại nông sản, hàng hóa nào để ghé lại mua hàng.

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Phỏng Diều, cây bẹo được coi là linh hồn của chợ nổi, thường là cây sào làm bằng tre tầm vông, được sử dụng để treo lên đầu ngọn sào các loại trái cây, rau củ mà trên ghe có bày bán để từ xa người mua đã có thể nhận biết. Cây bẹo vì thế trở thành một quy ước, nét sáng tạo trong quảng cáo và tiếp thị từ rất sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Còn Thạc sỹ Trần Thị Bích Thủy cho rằng đây là cách quảng bá hàng hóa tại chỗ rất sinh động, cụ thể. Trước mũi ghe, người bán chỉ cần cắm hoặc gác một cây bẹo là sào dài, treo lủng lẳng trên đó những thứ nông sản hàng hóa mà họ muốn bán. Vì thế, đến chợ sẽ thấy có cây bẹo treo trái bí, trái bầu, có cây bẹo lại treo mấy trái xoài, chôm chôm, nhãn, thơm (dứa)… Đây là lối rao hàng độc đáo, không ồn ào, vồn vã, không níu kéo nhưng lại có sức thu hút khách hàng, là nét “văn hóa kinh doanh thương hồ” của chợ nổi.

Các thương hồ ở chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) chia sẻ thêm cây bẹo thường được họ sử dụng để giới thiệu các loại trái cây, rau củ, hàng tạp hóa… Nhưng cũng có những mặt hàng bán mà không treo lên cây bẹo như các xuồng, ghe bán hàng ăn uống và nước giải khát. Hoặc có những mặt hàng treo mà không bán là những bộ quần áo của chính những thương hồ phơi trên ghe.

Một điểm nữa, trước đây khi chưa kết hợp với hoạt động du lịch, hầu hết các chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long là chợ bán sỉ (bán buôn) chứ ít bán lẻ nông sản, hàng hóa. Hằng ngày sau khi khách mua sỉ đã gần hết họ mới chuyển sang bán lẻ hàng hóa.

Khẳng định chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long mang đậm bản sắc văn hóa vùng sông nước, theo Nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ Nhâm Hùng, chợ nổi còn là nơi hình thành nhiều điệu hò đối đáp độc đáo giữa những chàng trai thương hồ và cô gái miệt vườn, quen nhau ở chợ, giao lưu văn nghệ bằng các câu hò trên mênh mang sông nước như: “Ơ ầu ơ… Chuyến này anh chở cát. Chuyến khác anh chở vôi. Anh làm sao cho duyên nợ lôi thôi, nay đổi, mai dời. Liệu bề anh có thương đặng trọn đời. Anh hãy thương, ơ ầu ơ…”

Với giá trị văn hóa đặc sắc, văn hóa chợ nổi Cái Răng - một trong những chợ nổi tiêu biểu ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tạp chí du lịch Rough Guide (Anh) bình chọn chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới với các xuồng, ghe bán những hàng hóa rực rỡ sắc màu hay trang website du lịch Youramazingplaces đã đưa chợ nổi Cái Răng vào danh sách những chợ nổi đẹp nhất ở châu Á./.

Một năm vắng lặng của chợ hoa trong lòng phố cổ Hà Nội Một năm vắng lặng của chợ hoa trong lòng phố cổ Hà Nội
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến rất gần, nhưng nhiều tiểu thương tại chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết năm nay tình bình buôn bán rất trầm lắng.
Tặng sách, nét đẹp văn hóa ngày Tết Tặng sách, nét đẹp văn hóa ngày Tết
Tặng sách ngày Tết đang dần trở thành nét đẹp văn hoá và sẽ ý nghĩa biết bao nếu thấp thoáng trong giỏ quà Tết tặng nhau ngoài bánh mứt, còn có những cuốn sách gửi tặng cho gia chủ và các cháu nhỏ…
Việt Nam đã thể hiện rõ nét bản sắc riêng khi tham gia Hội đồng Bảo an LHQ Việt Nam đã thể hiện rõ nét bản sắc riêng khi tham gia Hội đồng Bảo an LHQ
Chiều 17/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì Họp báo về việc Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021. Cuộc họp báo có sự tham dự của đại diện đại sứ quán một số quốc gia, tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Theo TTXVN/Vietnam+
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

Dự án TRVC trao thưởng cho 8 doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị lúa gạo bền vững tại ĐBSCL

Dự án TRVC trao thưởng cho 8 doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị lúa gạo bền vững tại ĐBSCL

Ngày 18/3, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (TRVC), Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các đơn vị có liên quan tổ chức lễ trao giải vụ 1 (vụ hè thu 2024) cho các doanh nghiệp có thành tích trong thực hiện Dự án TRVC.
Việt Nam - Hà Lan hợp tác triển khai giải pháp bền vững cho nuôi trồng thủy sản

Việt Nam - Hà Lan hợp tác triển khai giải pháp bền vững cho nuôi trồng thủy sản

Ngày 27/11, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Ðại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp “Việt Nam và Hà Lan - hợp tác triển khai giải pháp thực tiễn cho nuôi trồng thủy sản bền vững khu vực ÐBSCL”.
Kinh tế xanh - "đòn bẩy" mới cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế xanh - "đòn bẩy" mới cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mekong Startup 2024 vừa ra mắt Mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong - "động lực" thúc đẩy phát triển kinh tế xanh bền vững cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Các tin bài khác

Đà Nẵng: rộn ràng sắc màu văn hóa Nga trong Lễ hội tiễn mùa đông

Đà Nẵng: rộn ràng sắc màu văn hóa Nga trong Lễ hội tiễn mùa đông

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng, Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga thành phố vừa phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga tại Đà Nẵng và Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) tổ chức Lễ hội tiễn mùa đông - Maslenitsa. Sự kiện thu hút đông đảo sinh viên, giảng viên, công dân Nga đang sinh sống, làm việc tại thành phố cùng tham gia.
Ra mắt app và sách điện tử cẩm nang du lịch quận Hoàn Kiếm

Ra mắt app và sách điện tử cẩm nang du lịch quận Hoàn Kiếm

“App du lịch Hoàn Kiếm” và “Cẩm nang du lịch Hoàn Kiếm” sẽ là nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, tạo ra các giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội thiết thực cho cộng đồng, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư và phát triển kinh doanh trong tương lai.
Logo Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025: Giao thoa văn hóa Việt – Nhật

Logo Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025: Giao thoa văn hóa Việt – Nhật

Ngày 26/2/2025, tại Hà Nội, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã tiếp đoàn đại diện Ban Tổ chức Triển lãm thế giới EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Trong khuôn khổ sự kiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố logo chính thức của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 và thỏa thuận hợp tác về thúc đẩy quảng bá, giới thiệu tiềm năng các địa phương Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai.
Tripadvisor: Hà Nội xếp thứ 2 trong top 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới

Tripadvisor: Hà Nội xếp thứ 2 trong top 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới

Mới đây, Thủ đô Hà Nội vừa được vinh danh xếp thứ 2 trong top 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới theo bình chọn từ Tripadvisor.

Đọc nhiều

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Ngày 4/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Tìm "kênh' xuất khẩu hàng hóa tới Đông Nam Á qua Kiều bào

Tìm "kênh' xuất khẩu hàng hóa tới Đông Nam Á qua Kiều bào

Sáng 3/4, tại tỉnh Savannakhet (Lào), Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM tổ chức Hội nghị “Hoạt động phát triển các kênh phân phối hàng hóa TP.HCM với các nước trong khu vực Đông Nam Á thông qua Hội doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài".
Hội đồng Anh muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại Cần Thơ

Hội đồng Anh muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại Cần Thơ

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thị Ngọc Điệp cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan vừa có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội đồng Anh tại Việt Nam, do ông James Shipton - Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam - làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại thành phố Cần Thơ.
Việt kiều về  Giỗ Tổ và tìm cơ hội đầu tư tại Phú Thọ, Tuyên Quang

Việt kiều về Giỗ Tổ và tìm cơ hội đầu tư tại Phú Thọ, Tuyên Quang

Đoàn 50 kiều bào từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ vừa tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Ngày 22/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân tổ chức tham quan, học tập tại Di tích Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc). Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại đơn vị.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động