Trang chủ Văn hóa - Du lịch Khỏe đẹp
13:52 | 27/02/2018 GMT+7

Câu chuyện xúc động về những bác sỹ trẻ thắp sáng lòng tin ngành y

aa
Họ là những người bác sỹ trẻ dù ở Hà Nội hay tình nguyện lên công tác tại những vùng núi cao đều mang trong lòng một hoài bão hết lòng phục vụ người bệnh, vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân nhân.

cau chuyen xuc dong ve nhung bac sy tre thap sang long tin nganh y

Bác sỹ Phạm Văn Tuấn khám sức khỏe cho một bệnh nhi tại Trung tâm Y tế huyện Ba Bể. (Ảnh: Vietnam+)

Hai bác sỹ trẻ, mỗi người một cảnh ngộ, nhưng tất cả đều hội tụ một niềm tin, một tình yêu nghề dào dạt, như một ngọn lửa được họ sưởi ấm, gìn giữ ngày qua ngày.

"Ngân hàng máu sống" di động

Người bác sỹ trẻ sinh năm 1984 với nụ cười tươi tắn, vui vẻ, hòa đồng và đặc biệt, anh được mệnh danh là "Ngân hàng máu sống" cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh về máu.

Đó là bác sỹ Hoàng Chí Cương - Phó trưởng Khoa Miễn dịch Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Tính đến nay, bác sỹ Hoàng Chí Chương đã đạt được kỷ lục với (86 lần) hiến máu và tiểu cầu để cứu sống cho nhiều người bệnh.

Kể về duyên cớ đến với việc hiến máu, bác sỹ Hoàng Chí Cương nhớ lại, đó là vào năm 2003. Khi ấy, một người bạn thân của anh mắc bệnh ung thư máu, rất cần máu để chữa trị. Lúc đó, mọi người còn rất xa lạ với việc hiến máu cứu người và chưa được hưởng ứng nhiều.

Hiểu được hoàn cảnh của bạn khi tính mạng phải vật lộn giành giật sự sống nhờ những giọt máu, anh càng trân trọng hơn ý nghĩa của việc hiến máu cứu người.

cau chuyen xuc dong ve nhung bac sy tre thap sang long tin nganh y

Bác sỹ Hoàng Chí Cương hiến tiểu cầu trong ngày mùng 1 Tết vừa qua.

Sau khi gặp hoàn cảnh người bạn cùng lớp của mình mắc bệnh và cần máu như vậy, ý thức của mọi người bắt đầu thay đổi. Đó là lần đầu tiên bác sỹ Hoàng Chí Cương hiến máu, khi đó, anh đang là sinh viên trường y năm thứ ba.

Rồi sau đó, anh về công tác tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thì mối lương duyên ấy càng có cơ hội nảy nở và phát triển hơn. Vậy là từ năm 2008 đến nay, năm nào bác sỹ Hoàng Chí Cương cũng đi hiến máu.

Đặc biệt, qua những lần xét nghiệm tại Viện, kết quả cho thấy, tiểu cầu của bác sỹ Hoàng Chí Cương rất cao và tư vấn anh nên hiến tiểu cầu. Nguyên nhân là do thời gian hồi phục sau khi hiến tiểu cầu nhanh hơn hiến máu toàn phần. Với người hiến máu, phải sau gần 3 tháng mới hiến được máu đợt tiếp theo, tuy nhiên, với những người hiến tiểu cầu thì chỉ cần sau 20 ngày là có thể hiến được đợt tiếp.

Trung bình mỗi năm bác sỹ Hoàng Chí Cương tham gia hiến tiểu cầu từ 8-13 lần. Bác sỹ Hoàng Chí Cương cho hay, với anh mùng 1 Tết trong thời gian gần đây đã trở thành thông lệ là ngày đầu tiên anh đi hiến tiểu cầu của năm. Đã 4 năm nay, mùng 1 nào cũng là ngày đầu tiên của năm anh đi hiến tiểu cầu cho những bệnh nhân cần máu.

Bác sỹ Hoàng Chí Cương giải thích: “Tiểu cầu chỉ bảo quản được 5 ngày. Trong khi mỗi dịp Tết, người dân được nghỉ dài từ 7-9 ngày, nếu không có đủ lượng tiểu cầu được hiến thì bệnh nhân rất khan hiếm máu. Vậy nên, cứ được phân công trực Tết ở viện vào mùng 1 Tết là tôi lại hiến tiểu cầu”.

Những năm qua, với tâm niệm sẵn sàng giúp đỡ khi bệnh nhân cần máu, tiểu cầu, bác sỹ Hoàng Chí Cương không ngần ngại đăng ký tên mình vào danh sách “Ngân hàng máu sống” của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương để khi nào có bệnh nhân cần, chỉ cần một cú điện điện thoại là anh lập tức có mặt.

Sẽ là phiên dịch cho bệnh nhân dân tộc

Sau khi tốt nghiệp loại giỏi tại Trường Đại học Y Hải Phòng, bác sỹ Phạm Văn Tuấn (sinh năm 1989) - quê ở Hải Dương, đã tham gia vào dự án đưa bác sỹ trẻ tình nguyện lên công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa của Bộ Y tế.

Bác sỹ Phạm Văn Tuấn là một trong số 7 bác sỹ trẻ đầu tiên của dự án được tuyển chọn. Gần 7 tháng qua, bác sỹ Phạm Văn Tuấn đã "cắm chốt" gắn bó tại Trung tâm Y tế huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn).

cau chuyen xuc dong ve nhung bac sy tre thap sang long tin nganh y

Bác sỹ Phạm Văn Tuấn thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh:PV/Vietnam+)

Khi tham gia dự án, bác sỹ Phạm Văn Tuấn đã được Bệnh viện Nhi trung ương tuyển dụng, đào tạo trong vòng 2 năm để có thể tự mình xử trí nhiều ca bệnh khó tại nơi làm việc vùng sâu vùng xa.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Bể Đinh Mạnh Cường cho hay, sau hơn 6 tháng công tác tại trung tâm, bác sỹ Phạm Văn Tuấn đã thực hiện được 33 kỹ thuật, trong đó 4 kỹ thuật mới được triển khai sau khi bác sỹ trẻ về công tác. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, khi về vùng khó, bác sỹ Phạm Văn Tuấn còn trực tiếp giảng bài theo các chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho các đồng nghiệp tại đơn vị.

Với sự có mặt của bác sỹ Phạm Văn Tuấn, nhiều trường hợp bệnh chuyên khoa nặng đã được điều trị thành công tại trung tâm y tế, như: trẻ bị vàng da sơ sinh, tràn dịch màng phổi, viêm cầu thận cấp tiến triển nhanh...

Đặc biệt, qua quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân nhi, bác sỹ Phạm Văn Tuấn đã phát hiện sớm những ca bệnh tim bẩm sinh, tư vấn cho gia đình khám và can thiệp thành công. Trong khi đó, thường các ca bệnh này trước khi phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Hiện những bệnh nhi này đã hồi phục tốt.

Kể về những khó khăn của mình khi về vùng sâu vùng xa công tác, bác sỹ Phạm Văn Tuấn cho hay, chuyên môn thì không ngại khó ngại khổ, điều mà bác sỹ Phạm Văn Tuấn phải bổ sung ngay đó là việc học thêm tiếng dân tộc để giao tiếp với những bệnh nhân là người dân tộc. Bởi chỉ khi hiểu được họ nói gì thì người bác sỹ mới khám và chẩn đoán chính xác được bệnh.

Bởi vậy, 6 tháng qua, cùng với việc khám chữa bệnh cho người dân, bác sỹ Phạm Văn Tuấn cũng dùng mọi cách để “vận công” làm sao học tiếng của những người dân nơi đây nhanh và hiểu nhất để giao tiếp với bệnh nhân.

Bác sỹ Phạm Văn Tuấn kể, đa số bà con ở đây là dân tộc Tày, một số ít là người Mông và Dao nên việc giao tiếp thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ.

Vậy nên, bác sỹ Phạm Văn Tuấn đặt ra mục tiêu, sau 3 năm “nằm vùng”, “trình” tiếng dân tộc sẽ được cải thiện đáng kể.

Bác sỹ Phạm Văn Tuấn cười: "Ba năm mình không chỉ mang kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao, mình đang cố gắng học thêm tiếng Tày, phần để hiểu người bệnh hơn. Bởi biết đâu, anh sẽ là phiên dịch viên của những bệnh nhân người dân tộc khi về điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Toàn ngành y có hơn 400.000 cán bộ nhân viên y tế đang hoạt động tại các cơ sở y tế trên khắp mọi miền của đất nước. Dù ở thành thị hay những vùng núi cao, họ vẫn tỏa sáng, mang trên mình màu áo trắng với trái tim ấm giúp đỡ người bệnh ở mọi nơi.

Theo Vietnam+

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024: câu chuyện về lịch sử và giá trị truyền thống của các dân tộc trên thế giới

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024: câu chuyện về lịch sử và giá trị truyền thống của các dân tộc trên thế giới

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội khai mạc với hơn 130 gian hàng từ 40 Đại sứ quán và tổ chức quốc tế, qua đó thúc đẩy hợp tác quốc tế về nông nghiệp và thực phẩm bền vững.
Nhiều chuyên gia quốc tế góp mặt tại Hội nghị Khoa học Công nghệ bệnh viện thường niên tại Cần Thơ

Nhiều chuyên gia quốc tế góp mặt tại Hội nghị Khoa học Công nghệ bệnh viện thường niên tại Cần Thơ

Ngày 9/11, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ phối hợp với Liên chi hội Cột sống thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Khoa học Công nghệ Bệnh viện thường niên năm 2024 và Hội nghị Quốc tế Cột sống Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ lần thứ 3, kết hợp Hội nghị Liên Chi hội Cột sống thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 28.
Tổ chức giải chạy ở 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam

Tổ chức giải chạy ở 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam

Ngày 3/11/2024, tại Thành phố Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, CHDCND Lào đã diễn ra Giải Viettel Marathon Luang Prabang Unitel 2024.
Nước mắm, mắm nêm lọt top 100 loại nước chấm ngon nhất thế giới

Nước mắm, mắm nêm lọt top 100 loại nước chấm ngon nhất thế giới

Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas vừa công bố danh sách 100 loại nước chấm ngon nhất thế giới, trong đó Việt Nam ghi danh với hai loại nước chấm là nước mắm và mắm nêm.

Đọc nhiều

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

Ngày 12/12/2024, Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (New York) đã tổ chức Lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028. Sự kiện được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế đã thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo Đại sứ và đại diện các Phái đoàn thường trực và quan sát viên tại Liên hợp quốc.
10 sự kiện hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024

Năm 2024 - năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và kỷ niệm 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam, các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động cả nước đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, đạt nhiều kết quả, tiếp tục tô thắm những trang vàng truyền thống Công đoàn Việt Nam.
Chương trình Xuân Quê hương 2025 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21/1/2025

Chương trình Xuân Quê hương 2025 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21/1/2025

Ngày 13/12, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao cho biết, Chương trình Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Việt Nam – vươn lên trong kỷ nguyên mới” sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21/1/2025 (tức từ ngày 19 đến 22 tháng Chạp năm Giáp Thìn).
Rà soát chính sách dự phòng bệnh không lây nhiễm cho học sinh, sinh viên

Rà soát chính sách dự phòng bệnh không lây nhiễm cho học sinh, sinh viên

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam cùng các đơn vị tổ chức hội thảo “Tham vấn ý kiến về Rà soát chính sách dự phòng Bệnh không lây nhiễm (BKLN) cho học sinh, sinh viên và Hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng mô hình chăm sóc y tế thân thiện trong trường học”.
Ngày thứ 7 tình nguyện ở Lữ đoàn 175

Ngày thứ 7 tình nguyện ở Lữ đoàn 175

Sáng 14/12, tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, Đoàn cơ sở Lữ đoàn 175, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với xã Đoàn Hàng Vịnh tổ chức “Ngày thứ 7 tình nguyện” với chủ đề “Tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp”.
Khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Nghệ An

Khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Nghệ An

Ngày 13/12, tại xã biên giới Thông Thụ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Quỹ hy vọng và các nhà tài trợ tổ chức cắt băng khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Trường tiểu học Thông Thụ 1.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Ngày 11/12, bệnh xá đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu thành công cho ngư dân Lê Lại bị cuốn bàn tay trái vào máy xay đá, chảy nhiều máu.
infographics tu ngay 14 1612 ngay hoi van hoa cac dan toc viet nam tai quang tri
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
Xin chờ trong giây lát...
10 sự kiện hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
Tổng kết chương trình Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu
Khám phá thành phố Đông Quản - quê hương của đồ chơi và xu hướng thời thượng
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Phiên bản di động