Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ở địa bàn liên quan và ngoài vùng biển Việt Nam
Ý nghĩa Luật Cảnh sát biển Việt Nam khi đi vào thực tế Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty Luật SB Law đã chia sẻ về những vấn đề liên quan đến Luật Cảnh sát biển năm 2018 trong đó có ý nghĩa về đạo luật này khi đi vào thực tế. |
Đưa Luật Cảnh sát Biển Việt Nam vào cuộc sống: Hiệu quả từ thực tiễn Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 1 đã và đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu nội dung cơ bản của Luật CSB Việt Nam tới cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đoàn thể chính trị, xã hội ở các địa phương. |
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty Luật SB Law trả lời: Điều này được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 11 Luật Cảnh sát biển năm 2018 (LCSB). Cụ thể: “Trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam khi hoạt động phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.”
Đây là điểm mới về phạm vi hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam quy định trong LCSB. Cụm từ “ngoài vùng biển Việt Nam” có thể được hiểu bao gồm: các địa bàn liên quan và vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam (đất liền, vùng biển quốc tế). Quy định này phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã họi chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; phù hợp với đặc điểm, tình hình vùng biển Việt Nam; phù hợp với thực tiễn hoạt động của CSBVN và đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ biển, đảo hiện nay.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty Luật SB Law |
Thực tế Vịnh Bắc Bộ, Vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia chưa xác định đường cơ sở, chưa xác định được nội thủy, lãnh hải nên không có cơ sở để phân chia phạm vi hoạt động cho từng lực lượng. Hơn nữa, vùng biển Việt Nam rộng, khó kiểm soát, quản lý và bảo vệ, trong đó khu vực biển phía Nam có nội thuỷ từ 80 -100 hải lý (từ Hòn Hải đến Côn Đảo, Thổ Chu) là vùng biển chiến lược quan trọng, có nhiều nguồn tài nguyên cần bảo vệ, đồng thời có nhiều hoạt động khai thác biển, đã xảy ra nhiều hành vi vi phạm pháp luật như: buôn lậu, gian lận thương mại, tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam, khai thác tài nguyên biển trái phép, cướp có vũ trang trên biển…
Trong khi đó, các lực lượng chức năng khác hoạt động trên biển còn mỏng; phương tiện, trang bị và năng lực hoạt động còn hạn chế. Nếu phân chia phạm vi hoạt động trên từng vùng biển cho các lực lượng, sẽ dễ dẫn đến bỏ trống vùng biển, bỏ sót, lọt vi phạm, tội phạm trên biển; lãng phí nguồn lực Đảng, Nhà nước đã đầu tư cho CSBVN, làm hạn chế việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển và quản lý, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc; bảo đảm tương đồng về phạm vi hoạt động của Cảnh sát biển (lực lượng bảo vệ bờ biển) của một số nước.
Cho nên việc mở rộng phạm vi hoạt động của CSBVN như vậy là hợp lý.
Ý nghĩa Luật Cảnh sát biển Việt Nam khi đi vào thực tế Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty Luật SB Law đã chia sẻ về những vấn đề liên quan đến Luật Cảnh sát biển năm 2018 trong đó có ý nghĩa về đạo luật này khi đi vào thực tế. |
Đưa Luật Cảnh sát Biển Việt Nam vào cuộc sống: Hiệu quả từ thực tiễn Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 1 đã và đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu nội dung cơ bản của Luật CSB Việt Nam tới cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đoàn thể chính trị, xã hội ở các địa phương. |
Hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam theo Luật Cảnh sát biển Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về phạm vi hoạt động và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào? |