Cần Thơ: Phẫu thuật xuyên đêm cứu bàn tay bị đứt lìa cho bệnh nhân 17 tuổi
Trước đó, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân nam T.Đ.K (sinh năm 2004, ngụ An Giang) được tuyến trước chuyển đến với tình trạng vết thương đứt lìa bàn tay phải ở vị trí cổ tay, vết đứt sắc gọn, nhiều dị vật. Bệnh nhân được sơ cứu, truyền dịch, giảm đau tại bệnh viện địa phương và chuyển viện ngay trong đêm cùng với bàn tay phải được bảo quản cẩn thận.
Ê kíp đang phẩu thuật cho bệnh nhân. (Ảnh: BV cung cấp) |
Nhận thấy tình trạng bệnh nhân rất khẩn cấp, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn khẩn cấp, huy động ê-kíp phẫu thuật gồm các phẫu thuật viên Trung tâm Chấn thương chỉnh hình phối hợp với bác sĩ Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi hồi sức tiến hành phẫu thuật với nhiệm vụ cứu lấy chức năng và giải phẫu bàn tay cho bệnh nhân 17 tuổi. Các bác sĩ đã phẫu thuật xuyên đêm suốt 6 giờ để khâu nối, phục hồi lại toàn bộ giải phẫu cho bàn tay bị đứt lìa, gồm cố định xương, khâu nối mạch máu, thần kinh, gân gấp, gân duỗi.
Bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết: Khi khâu nối mạch máu, các bác sĩ sử dụng kỹ thuật nối mạch bằng Coupler (dụng cụ bấm nối vi phẫu 2 đầu mạch máu không cần dùng chỉ khâu). Nhờ áp dụng kỹ thuật này nên thời gian khâu nối mạch máu được rút ngắn, phục hồi mạch máu tưới máu bàn tay được sớm hơn, tập trung thời gian để khâu nối thần kinh, gân gấp, gân duỗi. Kỹ thuật này đã được bệnh viện áp dụng nhiều năm qua giúp rất nhiều bệnh nhân cải thiện tình trạng tổn thương đứt mạch máu chi.
Các bác sĩ khám lại bàn tay cho bệnh nhân.(Ảnh: BV cung cấp) |
Đến chiều ngày 8/10, bàn tay phải của nam thanh niên sau khẫu thuật đã hồng ấm, các ngón tay có thể cử động nhẹ, bệnh nhân được được theo dõi và điều trị tiếp tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình. Thời gian tới bệnh nhân sẽ được đánh giá và tập vật lý trị liệu để phục hồi dần chức năng.
Theo BS.CK2 Huỳnh Thống Em, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình bệnh viện, các trường hợp đứt lìa hay gần lìa chi (tay hay chân), bệnh nhân cần được làm sạch vết thương, băng ép cầm máu, bất động phần chi bị đứt hoặc bảo quản phần chi đứt lìa. Sau đó cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Việc bảo quản phần chi đúng cách và phẫu thuật càng sớm thì tỷ lệ nối thành công cũng như khôi phục chức năng càng cao.
Cần Thơ: Phẫu thuật xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u màng não Ngày 24/9, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh bệnh viện vừa tiến hành phẫu thuật xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u màng não chèn ép mô não, phù não nặng. Theo BS.CKII Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện, đây là ca phẫu thuật khó và bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không phẫu thuật kịp thời. |
Cần Thơ: 30 phút can thiệp cứu sống bệnh nhân Trung Quốc bị nhồi máu cơ tim cấp Ngày 15/9, thông tin từ BS.CKII Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - cho biết, các bác sĩ Khoa Tim mạch bệnh viện vừa can thiệp mạch vành cứu sống nam bệnh nhân quốc tịch Trung Quốc bị nhồi máu cơ tim cấp sau 30 phút can thiệp của các bác sĩ. |
Bệnh viện tại Cần Thơ không được từ chối tiếp nhận người bệnh trong mọi tình huống Ngày 21/8, Sở Y tế thành phố Cần Thơ cho biết vừa có văn bản yêu cầu tất cả các bệnh viện trên địa thành phố không được từ chối tiếp nhận người bệnh trong mọi tình huống, kể cả bệnh nhân chưa làm xét nghiệm sàng lọc COVID-19, test nhanh dương tính hay chờ kết quả xét nghiệm khẳng định SARSCoV-2; đồng thời, yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện nghiêm túc chỉ đạo, kiểm tra không để xảy ra trường hợp nhân viên y tế đùn đẩy, không khẩn trương tiếp nhận, cấp cứu điều trị làm ảnh hướng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. |