e magazine
Cần hiểu thật sâu sắc về nghề giáo thì mới có chính sách phù hợp

09:47 | 26/02/2023

Có lẽ trọng trách của người đứng đầu ngôi trường tạo nên những người thầy có sự khác biệt với những đại học khác, nên Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn có những trăn trở và ưu tư về cuộc đời của các sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đứng trên bục giảng, làm công việc “trồng người”, nếu lỡ có sai sót gì thì hậu quả là không thể đong đếm. Cũng chính vì vậy nên áp lực với Đại học Sư phạm là rất lớn, vì mọi chuyện đâu chỉ bó hẹp trong nghiệp vụ chuyên môn. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Minh xoay quanh nội dung trên.
Cần hiểu thật sâu sắc về nghề giáo thì mới có chính sách phù hợp

Có lẽ trọng trách của người đứng đầu ngôi trường tạo nên những người thầy có sự khác biệt với những đại học khác, nên Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn có những trăn trở và ưu tư về cuộc đời của các sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đứng trên bục giảng, làm công việc “trồng người”, nếu lỡ có sai sót gì thì hậu quả là không thể đong đếm. Cũng chính vì vậy nên áp lực với Đại học Sư phạm là rất lớn, vì mọi chuyện đâu chỉ bó hẹp trong nghiệp vụ chuyên môn. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Minh xoay quanh nội dung trên.

- Thưa ông, trong lễ bế giảng tại Đại học Sư phạm Hà Nội vào tháng 6 năm 2022, ông có dặn các sinh viên là hãy nói với phụ huynh học sinh đừng bắt con cái phải thực hiện giấc mơ dang dở của họ…! Sâu xa ở đây ông mong muốn gì với những người làm cha làm mẹ thông qua việc căn dặn các thầy cô mới bước vào nghề?

- Mỗi học sinh là một thế giới rất đặc biệt và chúng ta đang ở trong một thời đại thay đổi rất nhanh chóng. Mỗi học sinh có những tư chất mà chỉ bộc lộ một cách rõ nhất trong quá trình giáo dục và giáo dục cần phát hiện, nuôi dưỡng thiên hướng cho từng cá thể. Những gì cha mẹ đã trải nghiệm đó là kinh nghiệm quý, nhưng không phải phù hợp tất cả đối với một đứa trẻ để các em phát triển.

Ba trụ cột quan trọng và khăng khít với nhau là Nhà trường – Gia đình – Xã hội nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện và làm nổi trội thiên hướng mỗi cá nhân. Tức là, hướng cho mỗi học sinh sống đúng cuộc đời của các em, dần dà làm chủ cuộc đời của các em và có trách nhiệm với xã hội.

Con cái là kỳ vọng của bố mẹ, nhưng đừng bắt các em trở thành “công cụ” để thực thi các mong muốn của bố mẹ, có khi lệch khỏi khả năng các em. Nhắn các sinh viên tốt nghiệp, vì rằng, qua họ sẽ cùng với phụ huynh đồng hành giáo dục con cái để mỗi trẻ phát triển tốt nhất có thể.

Cần hiểu thật sâu sắc về nghề giáo thì mới có chính sách phù hợp

- Con cái định hình, phát triển cơ bản đều theo kỳ vọng (và một phần khuôn mẫu) của cha mẹ, vậy phụ huynh học sinh nói chung cần phải ý thức về việc phối hợp cùng giáo viên thế nào trong việc giáo dục để học sinh không bị coi là những người tiếp nối 1 cách máy móc, thụ động từ những mong ước của cha mẹ, thưa ông?

- Như đã nói trên, con cái là kỳ vọng lớn nhất của bất cứ mỗi gia đình nào. Bố mẹ, hơn ai hết cần đồng hành với trẻ, hiểu trẻ để cùng với thầy cô giúp các em phát triển tốt nhất.

Nếu chỉ mong muốn theo “khuôn mẫu” của bố mẹ, có khi chưa chắc đã làm cho trẻ phát triển tốt, mà thậm chí có khi ngược lại. Phụ huynh và thầy cô phải coi mình như những người tư vấn, hướng dẫn chứ không phải áp đặt. Khi trưởng thành, các em là những người độc lập trong tư duy và đúng mức trong hành động. Muốn vậy, cần giáo dục để trẻ không bị thụ động và dần dà làm chủ mọi thứ. Sự đồng hành giữa phụ huynh và thầy cô có ý nghĩa rất quan trọng.

- Một trong những điều ông dặn dò các sinh việc là đừng vì đồng tiền mà đánh mất lòng tự trọng của nghề giáo, ông chia sẻ lo lắng này xuất phát từ suy nghĩ nào?

- Trong thực tế, để trang trải cuộc sống lương của thầy cô hiện nay rất khó khăn. Đằng sau thầy cô là con cái, là cha mẹ, với thu nhập hiện tại so với mặt bằng chung còn rất khiêm tốn. Để làm tốt trọng trách của mình, việc đầu tư tâm trí cho công việc là một đòi hỏi rất cao. Thời gian qua, cũng đã có nơi thầy cô xin nghỉ việc.

Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhưng có lẽ thực tiễn cuộc sống đã thay đổi nhanh hơn nên nhìn chung điểm nghẽn vẫn chưa gỡ được một cách rốt ráo. Khó khăn đó, cùng với các tác động khác, có khi nảy sinh những việc làm chưa thật đúng mức.

Trong khi đó, một xã hội văn minh và tiến bộ đòi hỏi con người cần tự trọng và trung thực, trước khi nói đến những điều lớn lao hơn. Giữ được điều này, nói thì dễ nhưng làm không dễ, nhất là với các bạn mới vào nghề và trong điều kiện khó khăn nên tôi phải lưu ý với các em. Nếu đánh mất hay làm suy giảm lòng tự trọng thì làm sao mà giáo dục được thế hệ tương lai? Rồi sau đó, tương lai con cháu chúng ta sẽ thế nào?

Vì vậy, một thế hệ nhà giáo tương lai cũng nên hiểu về tình hình đất nước, xác đinh sứ mệnh và trọng trách với đất nước, biết chia sẻ và có bản lĩnh và nỗ lực làm việc, chứ không chỉ nhìn thấy khó khăn và kêu ca. Điều này nghe có vẻ xa xôi, nhưng thực tiễn rất nhiều nhà giáo đang thầm lặng cống hiến. Tôi tin rằng, khi xã hội phát triển thì những vấn đề liên quan đến nhà giáo sẽ có những cải thiện tốt hơn.

Cần hiểu thật sâu sắc về nghề giáo thì mới có chính sách phù hợp

- Đối mặt và vượt qua được cám dỗ từ vật chất, nhất là khi sức ép từ cuộc sống ngày càng gia tăng, là câu chuyện không dễ dàng với đa số. Vậy thưa ông, trong thứ tự ưu tiên về phẩm giá người thầy, ông xếp cụ thể thế nào?

- Tôi không đủ hiểu biết phổ quát để xếp thứ tự. Tuy nhiên, trong thực tiễn trải nghiệm, cá nhân tôi nghĩ rằng, muốn làm nghề giáo thì trước hết cần có tình yêu thương, sự bao dung, tha thứ; đồng hành với nó là tự trọng nghề nghiệp, và một vế không thể thiếu là năng lực giáo dục chuyên môn phù hợp với yêu cầu thời đại.

- Có thể nói ông là hiệu trưởng được dư luận đánh giá rất cao về những ưu tư của bản thân đối với các thế hệ người thầy trong tương lai, nói một cách thật nhất tại thời điểm này, điều ông âu lo nhất với các em sinh viên sau khi tốt nghiệp và bước vào làm nghề là gì?

- Bản thân tôi vẫn là một thầy giáo như hàng nghìn, hàng vạn thầy cô khác. Tôi cảm phục và trân trọng những thầy cô đã hiến cả tuổi thanh xuân của mình vì con trẻ nơi bản làng heo hút, nơi hải đảo xa xôi và những thầy cô đang ngày đêm vì học sinh. Chính họ mới là những người cần được ghi nhận và đánh giá cao.

Với sinh viên ra trường, tôi tin họ, một thế hệ thông minh, trẻ trung, năng động và dám dấn thân. Vấn đề là các cấp quản lý, xã hội cần tin họ và tạo điều kiện để họ cống hiến. Còn riêng tôi thật sự mong các em có đủ bản lĩnh để vượt qua những khó khăn và đừng lụi tắt những đam mê chính đáng. Các em cần nhận thức được cái riêng, cái chung và có lúc cũng phải dám hi sinh, vì ai là người thay đổi giáo dục nước nhà nếu đội ngũ thầy cô không hành động?

- Những điều ông nói thật đáng suy nghĩ, tuy nhiên dường như trong xã hội còn quan niệm về nghề giáo khá đơn giản nên mới dẫn đến thực trạng là chưa hiểu đúng về công việc đặc biệt này?

- Đúng vậy, không nên coi lao động của nhà giáo như lao động hành chính. Đây là vấn đề gốc rễ vì thầy cô không đơn giản chỉ đến lớp rồi lên dạy. Tôi ví dụ với việc dạy toán, ở đây là thầy cô đang giáo dục tư duy logic chứ không chỉ là dạy toán. Trong lĩnh vực này có vẻ đẹp của tính đối xứng, một vẻ đẹp hiện hữu trong tự nhiên. Do đó chúng ta cần tiếp cận, cần hiểu về nghề giáo thật sâu sắc, có như vậy thì mới đưa ra chính sách với giáo dục nói chung và với giáo viên nói riêng phù hợp với thực tế được.

Cần hiểu thật sâu sắc về nghề giáo thì mới có chính sách phù hợp

- Từ kinh nghiệm bản thân, từ vị trí của công việc đào tạo và vun đắp nên những người thầy, xin ông cho biết những hình dung về những đòi hỏi với giáo viên hiện tại sẽ như thế nào trong thời gian tới?

- Yêu trẻ, hiểu trẻ và đồng hành với trẻ, lắng nghe trẻ là một đức tính cần có của một nhà giáo xuyên suốt mọi thời đại. Tri thức phổ quát và chuyên ngành là nội hàm cần có để người thầy làm tốt công việc giáo dục học sinh. Bên cạnh đó người giáo viên cũng cần thường xuyên cập nhật những vấn đề mới, lan tỏa các giá trị tốt đẹp đến với học sinh và cộng đồng. Khái quát là, nhà giáo là một nhà giáo dục, một người nghiên cứu, người học suốt đời, một nhà văn hóa. Người thầy không phải là người độc quyền và ban phát tri thức mà là người đồng hành với học sinh để làm chủ và tạo ra tri thức để sử dụng nó trong thực tiễn cuộc sống.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Bài: Lê Sơn

Đồ họa: Tào Đạt

Lê Sơn - Tào Đạt

Tin bài liên quan

Chính sách Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump: Những thay đổi quan trọng trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ

Chính sách Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump: Những thay đổi quan trọng trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ

Chỉ sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ thứ hai (từ 20/01/2025 - 30/04/2025), Tổng thống Donald Trump đã tạo ra những điều chỉnh đáng chú ý trong định hướng điều hành nước Mỹ, cả ở đối nội lẫn đối ngoại.
Quy định mới về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học 2025

Quy định mới về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học 2025

Quy định mới về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học 2025 theo Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 22/04/2025).
Tổng thống D. Trump đề xuất chương trình "Thẻ vàng" dành cho người muốn trở thành công dân Mỹ

Tổng thống D. Trump đề xuất chương trình "Thẻ vàng" dành cho người muốn trở thành công dân Mỹ

Trong cuộc họp báo tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Donald Trump cho biết ông muốn bắt đầu bán thẻ vàng với giá 5 triệu USD cho người nước ngoài muốn chuyển đến Mỹ và tạo việc làm.

Tin mới

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn

Sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là một bước tiến quan trọng của lịch sử trong công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Đây không chỉ là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng mà còn là một bước chuyển mình của tất yếu khách quan và phù hợp với thực tiễn cách mạng hiện nay, qua đó góp phần củng cố hơn nữa vị thế của MTTQ Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Tin khác

Chặng đường mới trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước bạn bè

Chặng đường mới trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước bạn bè

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc thành công chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Belarus.
Tỉnh Nghệ An và Thủ đô Vientiane (Lào) ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025–2028

Tỉnh Nghệ An và Thủ đô Vientiane (Lào) ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025–2028

Sáng 12/5, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Đoàn đại biểu cấp cao thủ đô Vientiane (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) đã hội đàm và ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025–2028. Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ hữu nghị và thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sáng 10/5 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (viết tắt RANEPA), còn gọi là Học viện Tổng thống.
Phiên bản di động