Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp với người lao động khi nghỉ việc |
Dự kiến tăng lương hưu, trợ cấp lên trên 7% kể từ ngày 1/7/2020 |
Mức trợ cấp hàng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (Ảnh: ĐSPL) |
Theo quy định tại điều 50 Luật Việc làm năm 2013, hàng tháng, người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng trợ cấp với mức như sau: Mức trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Khi nghỉ việc, người lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp nếu có đủ điều kiện theo luật định
Lưu ý: Mức trợ cấp hàng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Cụ thể, đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Từ 1-1-2020, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng. Từ 1-7-2020, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 1,6 triệu đồng/tháng = 8 triệu đồng/tháng.
Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Từ 1-1-2020:
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng I là 4,42 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 4,42 triệu đồng/tháng = 22,1 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng II là 3,92 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,92 triệu đồng/tháng = 19,6 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng III là 3,43 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,43 triệu đồng/tháng = 17,15 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng IV là 3,07 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,07 triệu đồng/tháng = 15,35 triệu đồng/tháng.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Cũng tại Luật này, cụ thể khoản 2, điều 50 có nêu: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Ví dụ: Ông A đóng bảo hiểm thất nghiệp được 52 tháng với mức lương bình quân 6 tháng cuối cùng là 05 triệu đồng/tháng. Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông A như sau:
- 36 tháng đầu tiên, ông A được hưởng 3 tháng trợ cấp. 12 tháng tiếp theo, ông A được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp. 4 tháng dư còn lại, ông A sẽ được cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.
Như vậy, ông A sẽ được hưởng 4 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng sẽ là 5 triệu đồng/tháng x 60% = 3 triệu đồng/tháng.
(Ảnh: NLĐ) |
Thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp
- Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm
Photo CMND (1 bản không cần công chứng, mang theo bản gốc đối chiếu)
Công chứng quyết định thôi việc ( 1 bản)
Photo sổ Bảo hiểm xã hội. (1 bản, không cần công chứng, mang theo bản gốc đối chiếu)
Sao kê số Tài Khoản ngân hàng mở tại các ngân hàng trong tỉnh (nếu muộn nhận tiền qua chuyển khoản, nếu không có sẽ phải đến nhận bằng tiền mặt)
Đơn đề nghị xin trợ cấp thất nghiệp ( Thường không cần, tới trung tâm sẽ đưa mẫu, khai và ký tên vào là xong).
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
+ Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động (NLĐ) chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ.
+ Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
+ Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.
+ Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.
Ví dụ:
Ngày 1/10/2018 NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại TT GTVL.
Ngày 20/10/2018 TT GTVL ra Quyết định hưởng TCTN
Ngày bắt đầu tính hưởng TCTN là 16/10/2020
Ngày chi trả TCTN tháng đầu của cơ quan BHXH: Từ 20 – 25/10/2029
Ngày chi trả TCTN tháng thứ 2: Từ 16/11 – 27/11/2029
Ngày chi trả TCTN tháng thứ 3: Từ 16/12 – 27/12/2020
Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ
Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp). Nếu không đến coi như đã có việc làm và không muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa.
Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp với người lao động khi nghỉ việc Người lao động phải làm những thủ tục gì, cần điều kiện gì để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động được hưởng tối ... |
237.000 người trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp Theo số liệu do Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ đại học trở ... |
Học ngành gì để không thất nghiệp? Nên chọn ngành theo xu hướng hay theo sở thích? Đại học có phải tất cả? Nghề nào thu nhập cao? |