Các văn bản pháp luật liên quan tới phòng chống rửa tiền và quản lý ngoại hối
Các quốc gia đẩy mạnh hoạt động phòng, chống rửa tiền Tội phạm rửa tiền là loại tội phạm nguy hiểm với nhiều thủ đoạn tinh vi và hình thức phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu ... |
Cần cung cấp toàn bộ thông tin cho cơ quan điều tra để phòng, chống rửa tiền Nghị định số 87/2019/NĐ-CP nêu rõ, đối tượng báo cáo có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra ... |
Đề xuất mới về phòng, chống rửa tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số ... |
Ảnh minh họa |
Thông tư 20/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
Thông tư 20/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 14/11/2019. Trong đó nội dung đáng chú ý:
Cập nhật thông tin khách hàng có tham gia thỏa thuận pháp lý
Thỏa thuận pháp lý bao gồm các thỏa thuận được thiết lập bằng văn bản giữa tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước về ủy thác, ủy quyền đối với việc quản lý và sử dụng tiền, tài sản.
Ngoài các thông tin khách hàng cần phải thu thập, cập nhật theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo có trách nhiệm yêu cầu khách hàng khi mở tài khoản hoặc thiết lập mối quan hệ kinh doanh hoặc thực hiện giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo cung cấp các thông tin để xác định việc tham gia thỏa thuận pháp lý, gồm: Tên của tổ chức, cá nhân ủy thác, ủy quyền (nếu có); Ngày, tháng, năm của văn bản ủy thác, ủy quyền; Nội dung ủy thác, ủy quyền bao gồm giá trị tiền, tài sản được ủy thác, ủy quyền thực hiện giao dịch; Quốc gia của tổ chức, cá nhân ủy thác, ủy quyền được thiết lập và chịu sự điều chỉnh của pháp luật; Số định danh của ủy thác, ủy quyền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (nếu có); Thông tin định danh người hưởng lợi và thông tin của cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có). Đối tượng báo cáo có trách nhiệm nhận dạng, xác minh và lưu giữ hồ sơ liên quan đến ủy thác, ủy quyền gồm các thông tin tối thiểu được đề cập tại khoản 2 Điều này.”
Nghị định 87/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền
Nghị định 87/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
“Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố tại đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo được áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đơn giản đối với những khách hàng được xác định có mức rủi ro rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố thấp gồm một hoặc tất cả các biện pháp sau:
Không thu thập thông tin về mục đích, bản chất mối quan hệ kinh doanh nếu có cơ sở nhận biết được mục đích và bản chất từ các loại giao dịch hoặc mối quan hệ kinh doanh đã được thực hiện, thiết lập;
Xác thực nhận dạng khách hàng và chủ sở hữu hưởng lợi sau khi thiết lập mối quan hệ kinh doanh;
Giảm tần suất cập nhật nhận dạng khách hàng;
Giảm mức độ theo dõi và kiểm soát giao dịch.
Đối tượng báo cáo không được áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đơn giản trong trường hợp nghi ngờ liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn tiêu chí đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố để đối tượng báo cáo thực hiện.”
Thông tư 15/2019/TT-NHNN sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật về hồ sơ, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2019.