Cà phê Việt Nam tăng tốc xuất khẩu sang Hàn Quốc nhờ RCEP
RCEP tạo động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã giúp giảm đáng kể chi phí thương mại hàng hóa giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập sâu rộng. |
Thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam là EU Hiện nay thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam là EU, tiếp đến là Mỹ, Nhật Bản… |
Nông sản Việt tham gia sự kện quảng bá tại thị trường Hàn Quốc (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN). |
Trang Thông tin Đối ngoại thuộc Ban chỉ đạo Thông Thông tin Đối ngoại Trung Ương dẫn thống kê từ Bộ Công thương cho biết, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc ước đạt 21,5 tỷ USD, giảm 4%; đồng thời, nhập siêu từ Hàn Quốc ước đạt 26,3 tỷ USD, giảm 25,4%. Nhập khẩu từ Hàn Quốc ước đạt 47,8 tỷ USD, giảm 17,1%.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm, hoạt động trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong những tháng đầu năm cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Tuy vậy, Hàn Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu hiện nay của Việt Nam.
Tiềm năng để phát triển thương mại giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc rất lớn. Các Hiệp định thương mại tự do song phương, trong đó có Hiệp định RCEP với những ưu đãi đã và đang góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa giữa hai nước, thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc. Theo các chuyên gia, RCEP được đánh giá không có đột phá về cắt giảm thuế nhập khẩu, nhưng quy định cởi mở về xuất xứ hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi từ các đối tác. Đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản.
Theo đó, những năm qua, nhu cầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản của Hàn Quốc từ các quốc gia trên thế giới là khá lớn. Hàn Quốc hiện nhập khẩu từ Việt Nam nhiều mặt hàng như gạo, thủy sản, cà phê, gỗ, rau quả…
Đơn cử với mặt hàng cà phê, kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc đã tăng đến 17,1%. Hàn Quốc giữ vững vị trí là một trong 10 thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam.
Việt Nam luôn là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất cho thị trường Hàn Quốc trong nhiều năm liền (Ảnh: Korea Herald). |
Hãng tin Korea Times dẫn dữ liệu từ Cục Hải quan Hàn Quốc ngày 11/2 cho thấy, kim ngạch nhập khẩu cà phê của nước này đạt 1 tỷ USD trong hai năm liên tiếp nhờ sức tiêu thụ cà phê ngày càng tăng của người dân xứ sở kim chi. Theo đó, giá trị tổng hợp của cà phê tươi và cà phê rang xay nhập khẩu vào Hàn Quốc đạt 1,11 tỷ USD trong năm 2023, so với 1,3 tỷ USD của một năm trước. Nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc đã tăng ổn định kể từ năm 2018 (với 158.000 tấn cà phê nhập khẩu trị giá 637,3 triệu USD) khi ngày càng nhiều người Hàn Quốc lựa chọn cà phê làm thức uống hàng ngày của mình. Theo số liệu mới nhất từ Cục Hải quan Hàn Quốc, hơn 1/4 lượng cà phê nhập khẩu vào nước này là từ Brazil, với hơn 50.000 tấn, trị giá 200 triệu USD. Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc với 40.000 tấn, theo sau là Colombia, Ethiopia và Guatemala.
|
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ - đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định này). Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP. Đến ngày 02/11/2021, đã có 06 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam), và 04 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Theo đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 với các nước này. Tiếp sau đó, RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022, có hiệu lực với Malaysia vào ngày 18/3/2022, có hiệu lực với Indonesia vào ngày 2/1/2023. Ngày 21/02/2023. Philippines cũng đã phê chuẩn Hiệp định RCEP. |
Việt Nam - Hàn Quốc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn Hiện nay, trong lĩnh vực bán dẫn, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến thu hút sự quan tâm, hiện diện của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới của Mỹ và Hàn Quốc như Intel, Samsung... Giám đốc Học viện Ngoại giao Hàn Quốc muốn tăng cường hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này. |
Việt Nam hai năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc Theo hệ thống thống kê thương mại 'K-stat' của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc năm thứ hai liên tiếp. |