Cà Mau triển khai các giải pháp dựng đê để bảo vệ bờ biển phía Tây
Các tỉnh ven biển Bắc Bộ thực hiện lệnh cấm biển Quỹ vì chủ quyền biển đảo của người Việt tại Hàn Quốc rất hiệu quả Hải trình 8 ngày vượt trùng khơi nối đất liền với biển đảo Trường Sa |
Tỉnh Cà Mau đang tập trung triển khai các giải pháp ứng phó với tình trạng sạt lở bờ biển, nhất là bảo vệ an toàn tuyến đê biển Tây trong thời điểm mưa bão năm nay.
Giải pháp đã và đang phát huy hiệu quả ở Cà Mau phải kể đến việc đầu tư xây dựng công trình kè có tác dụng ngăn chặn sạt lở, giảm sóng, tạo bãi trồng rừng, với giá thành đầu tư thấp nhưng vẫn mang lại hiệu quả lâu bền.
Rừng ngập mặn ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh bị sóng biển đánh trôi vì chưa bố trí được vốn làm đê chắn sóng. (Ảnh: Lê Thảo). |
Tuy vậy, với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, nước biển dâng cao ở vùng biển Cà Mau đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho đơn vị thi công công trình kè bảo vệ đê biển.
Thời gian gần đây, tại đoạn kè bảo vệ đê biển Tây, từ Km0 đến Km 0+300 đoạn 700m đã xuất hiện lại sóng sau kè ở khoảng cách 70 - 80m hướng từ phía công trình kè vào bên trong bờ đê.
Ở các vị trí xử lý sạt lở trong mùa biển động trước đây, do mới được xử lý đắp lại mái đê năm 2018 nên chưa đủ thời gian cố kết, ổn định, cây cỏ cũng chưa mọc phủ mái đê.
Đơn vị thi công đã thả phao nổi để kiểm tra trong phạm vi 1-3m nhưng phao không bị trôi. Đều này đã chứng minh rằng sóng cuộn này không có khả năng tạo lại sóng cộng hưởng vào bờ.
Liên quan đến vấn đề này, trong chuyến khảo sát kiểm tra chất lượng công trình kè ngăn sạt lở tại tỉnh Cà Mau vào tháng 6 vừa qua, GS.TS Vũ Đình Phụng, chuyên gia về nền đất yếu Trường Đại học Thủy Lợi cho rằng, sau các đợt biển động đã có thể sơ bộ đánh giá hiệu quả giải pháp kè trên.
Ưu điểm lớn nhất của kè chính là đảm bảo tính ổn định, không bị lật, trượt, lún.... Hiệu quả giảm sóng khoảng 70%, có tác dụng gây bồi lắng nhanh, do phù sa theo đà gió được vận chuyển qua lỗ kè và bồi lắng lại, tạo bãi trồng rừng.
Đoạn kè phá sóng bảo vệ bờ biển và gây bồi tạo bãi bằng công nghệ “Cấu kiện lắp ghép, bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển” (còn gọi là kè Busadco), do Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Busadco) đưa vào sử dụng đầu năm 2019, phát huy hiệu quả.(Ảnh: Lê Thảo). |
Qua đó, GS.TS Vũ Đình Phụng đề xuất đơn vị thi công thực hiện giải pháp khắc phục sự cố xuất hiện sóng sau kè bằng cách điều chỉnh trí tim tuyến kè chỉ nên cách bờ khoảng 70 - 80m (hiện trạng vị trí kè đặt ở khoảng cách đến 200m so với bờ đê), nhằm để tăng thêm hiệu quả tiêu giảm sóng của kè kết hợp với điều chỉnh giảm đường kính lỗ phai từ 250 mm xuống còn 120 mm.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng hoàn thành 1.200 m kè bê tông cốt phi kim đúc sẵn tại bờ biển Tây. So sánh với các công nghệ khác triển khai cùng thời điểm thì kè bê tông cốt phi kim đúc sẵn có nhiều ưu điểm vượt trội. Đó là thời gian thi công nhanh do sử dụng các cấu kiện lắp ghép, đảm bảo chất lượng bởi cấu kiện kè được đúc tại nhà máy. Khả năng chống xâm thực cao nhờ sử dụng cốt phi kim, có giá thành không cao hơn các hình thức kè khác, cho khả năng giảm sóng, gây bồi bước đầu đạt kế quả tốt. |