Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
14:20 | 04/02/2017 GMT+7

Bức tâm thư gửi những người lười đọc sách của tân bộ trưởng quốc phòng Mỹ luôn mang bên mình 6.000 đầu sách

aa
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cử tướng James Mattis, biệt danh “Chó điên” làm bộ trưởng quốc phòng và quyết định này của ông đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới chính trị cũng như quân sự.

Tuy nhiên, có lẽ nhiều người không biết, ngoài biệt danh “Chó điên”, vị tướng tài này còn có biệt danh khác là “Chiến binh tu sĩ” khi thường xuyên mang theo khoảng 6.000 đầu sách đi khắp nơi dù vẫn đang làm nhiệm vụ.

Ngay trước khi triển khai cùng lực lượng thủy quân lục chiến 1 đến Iraq vào năm 2004, một trong những đồng nghiệp đã hỏi ông Mattis về tầm quan trọng của đọc sách với quân nhân, những người thường khó kiếm được chút thời gian rảnh cho những trang sách.

Bức thư email trả lời của ông Mattis sau đó đã gây chấn động mạnh trên mạng xã hội. Vào năm 2013, nhà nghiên cứu sử học quân sự Jill R.Russell đã đã tìm lại bức email đó và đăng tải trên trang blog của trường đại học King- London.

Dưới đây là bức thư của tướng Mattis được viết vào ngày 20/11/2003:

“...Việc quá bận để không có thời gian đọc sách nghĩa là bạn đang phải học hỏi bằng kinh nghiệm của bản thân (hoặc của cấp dưới của mình) và đây là cách học khó nhằn hơn. Chỉ với việc đọc, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều qua kinh nghiệm của người khác, đây là cách tốt hơn để xử lý công vụ, đặc biệt là đối với công việc của chúng ta, nơi hậu quả có thể là tính mạng của những người lính trẻ.

Nhờ việc đọc sách mà tôi không bị lúng túng trong bất cứ tình huống nào, cũng chưa bao giờ quên đi những bài học (của các chiến dịch dù thành công hay thất bại) đã được phân tích trước đó. Đọc sách không cho tôi mọi câu trả lời nhưng chúng thắp sáng cho tôi trên con đường tăm tối phía trước.

buc tam thu gui nhung nguoi luoi doc sach cua tan bo truong quoc phong my luon mang ben minh 6000 dau sach

Khi còn làm việc với lực lượng đặc nhiệm 58 (TF8), tôi mang theo mình các cuốn sách của William Slim về chiến tranh, những cuốn sách về cuộc chiến tại Afghanistan của Nga và Anh cùng nhiều cuốn khác.

Trong khi tham chiến tại Iraq, tôi đọc cuốn “The Siege” (kể về thất bại của quân đội Anh tại thị trấn Al Ku Amara- Ấn Độ trong thế chiến I) cho các sĩ quan cấp tá của mình nghe. Tôi cũng mang theo cuốn sách đánh giá của Slim về tác phẩm “Seven Pillars of Wisdom của tác giả T.E. Lawrence, vốn là một cuốn sách hay về Gertrude Bell (nhà khảo cổ học người Anh có vai trò góp phần xây dựng nên nhà nước Iraq hiện đại sau thế chiến I và sau sự sụp đổ của đế chế Ottoman)...

Tôi cũng đọc rất kỹ cuốn sách lịch sử của tác giả Liddell Hart về Sherman (một vị tướng của quân miền Bắc thời nội chiến Mỹ) cũng như cuốn sách của tác giả Fuller về Alexander đại đế.

Trên thực tế, việc học hỏi kinh nghiệm nghiêm túc từ lịch sử sẽ cho chúng ta thấy mình không đối mặt điều gì mới trong các cuộc chiến. Quan điểm “thế hệ chiến tranh thứ 4” đang được nhân rộng và nhiều chuyên gia quân sự cho rằng chiến tranh truyền thống đã chấm dứt, các chiến thuật thời nay đã thay đổi... nhưng tôi cho rằng không thật sự như vậy. Alexander đại đế sẽ không hề lúng túng nếu phải đối mặt với những đối thủ ngày nay của chúng ta tại Iraq và những tướng lãnh của chúng ta khiến binh lính gặp khó chỉ vì không chịu học hỏi (tôi nói là học hỏi chứ không phải chỉ đọc sách không) những người đi trước.

Chiến tranh đã diễn ra trên hành tinh này suốt 5.000 năm qua và chúng ta nên tận dụng kinh nghiệm của lớp đi trước. Nếu hành động bất cẩn không có kế hoạch cẩn thận thì những chiếc túi đựng xác sẽ nhắc chúng ta nhớ về đạo đức nghề nghiệp cũng như cái giá phải trả cho sự kém cỏi này.

buc tam thu gui nhung nguoi luoi doc sach cua tan bo truong quoc phong my luon mang ben minh 6000 dau sach

Với vai trò là chỉ huy và tham mưu, chúng ta có trách nhiệm huấn luyện cũng như đảm bảo an toàn cho đơn vị của mình, nhưng liệu chúng ta có thể dạy được thứ gì nếu chẳng biết gì ngoài mấy kiến thức cơ bản như chiến thuật, kỹ thuật hay các quy trình quân sự (TTP)?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ở ngoài chiến trường và tình hình thay đổi quá nhanh so với dự tính của bộ tổng chỉ huy? Liệu bạn có thể thích nghi với tình hình khi bạn không thể tư duy nhanh hơn đối phương? (nhà bác học Darwin có thuyết tiến hóa khá hay về hậu quả cho những người không thích nghi kịp với sự thay đổi của hoàn cảnh, nhất là trong tình hình công nghệ thông tin hiện nay, khi mọi thứ thay đổi đột ngột và nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng).

Thêm nữa, làm sao bạn có thể là người canh gác cho lính của mình cũng như giúp họ tránh được tình trạng lúng túng khi giao chiến nếu bạn không biết gì về các dấu hiệu nguy hiểm, hoặc khi đơn vị của bạn không hề chuẩn bị cho trường hợp mà bạn không ngờ tới?

Có lẽ nếu bạn ở vai trò của một nhà chỉ huy cấp cao hay chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ tại hậu phương, chịu trách nhiệm ra lệnh, hay khiến những người lính phải “đánh vần” điều bạn muốn làm thì bạn có thể tránh được hậu quả khi không chịu đọc sách. Tuy nhiên, những người lính phải đối mặt trực tiếp với sự mưu mô của kẻ thù ngoài chiến trường thì lại không có được sự xa xỉ đó.

Tình trạng này không phải là điều mới mẻ gì khi thủy quân lục chiến Mỹ tham gia các trận đánh hiện đại.

buc tam thu gui nhung nguoi luoi doc sach cua tan bo truong quoc phong my luon mang ben minh 6000 dau sach

Khi đến Kuwait cách đây 12 năm, tôi đã đọc đi đọc lại cuốn nhật ký chiến tranh của thống chế Đức quốc xã Rommel (đặc biệt là về cách tổ chức đại bản doanh tiền phương), sách của tướng Montgomery trong thế chiến II hay quyển “Grant Takes Command” (các chỉ huy nên đọc quyển này khi mối quan hệ giữa các sĩ quan quan trọng hơn mối quan hệ cấp trên cấp dưới) cùng một số cuốn sách khác.

Nhờ đó, những kẻ thù đã phải trả giá khi tôi có cơ hội chiến đấu với chúng và tôi tin rằng nhiều người lính trẻ của mình đã được sống bởi vì tôi không có tư tưởng giành chiến thắng bằng cách hy sinh quân lính hay dân thường trên chiến trường.

Tôi hy vọng những điều này đã trả lời được câu hỏi của cậu...Tôi sẽ chuyển tiếp lá thư này cho sĩ quan phụ tá để xem anh ta có bổ sung thêm được ý nào không. Cậu ta là sĩ quan duy nhất tôi biết đọc nhiều hơn tôi.

Semper Fi, Mattis.”

Băng Tâm

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 06/7, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan khóa IV, nhiệm kỳ 2025-2028. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nhiệm kỳ mới, tập trung vào việc phát huy vai trò và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động giao lưu, học thuật và hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh trong việc học tập và hội nhập quốc tế.
Tổ chức tha người được đặc xá đợt 2 năm 2025 vào ngày 01/9

Tổ chức tha người được đặc xá đợt 2 năm 2025 vào ngày 01/9

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá vừa ký Hướng dẫn 94/HD-HĐTVĐX về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN ngày 03/7/2025 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (đợt 2). Hướng dẫn nêu rõ việc tổ chức tha người được đặc xá vào ngày 01/9/2025.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động