Boeing muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam
Trang tin retail news của Hongkong (Trung Quốc) đã trích dẫn lời phát biểu của ông Michael Nguyễn, Tổng giám đốc Boeing Việt Nam cho biết trong 30 năm tới, theo dự tính của các chuyên gia, Đông Nam Á sẽ cần tới 4.000 máy bay, trong đó Việt Nam dẫn đầu về nhu cầu này. Boeing muốn trở thành nhà cung cấp chiến lược cho Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, Boeing muốn tìm các nhà sản xuất, cung ứng cũng như hợp tác với các trường đại học Việt Nam. Theo ông Michael Nguyễn, hiện tại Boeing có 7 nhà cung cấp đặt cơ sở tại Việt Nam, nhưng chỉ có một công ty của Việt Nam. Về lâu dài, Boeing muốn được làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp Việt Nam bởi hiện tại đa phần thông qua các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc.
Trang Sputniik của Nga cũng trích dẫn phỏng vấn ông Craug Abler, Giám đốc cấp cao chuỗi cung ứng khu vực châu Á của Boeing. |
"Chúng tôi thực sự muốn được làm việc thẳng với các công ty Việt Nam, nhưng doanh nghiệp trong nước cần tập đi trước khi chạy. Chúng tôi rất muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đi nhanh và chạy nhanh", Tổng giám đốc Boeing Việt Nam nói. Với các trường đại học, Boeing mong muốn hợp tác để đào tạo về nhân lực cho các trường về khoa học.
Theo dự báo, ngành hàng không ở khu vực Đông Nam Á sẽ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Các nhà cung cấp hiện tại của Boeing tại Việt Nam đang không ngừng nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và năng suất đạt đẳng cấp thế giới trong quá trình trở thành một phần quan trọng thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu của Tập đoàn.
Trang Sputniik của Nga cũng trích dẫn phỏng vấn ông Craug Abler, Giám đốc cấp cao chuỗi cung ứng khu vực châu Á của Boeing cho biết đã giới thiệu với các đối tác Việt Nam về các tiêu chí, chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng để có thể trở thành nhà cung ứng cho Boeing. Doanh nghiệp Mỹ này cũng sẽ đi thăm các nhà máy tiềm năng và có đội ngũ để hỗ trợ phát triển nhà cung ứng tại Việt Nam.
Ông Thue Quist Thomasen, Chủ tịch điều hành Phòng thương mại Bắc Âu tại Việt Nam cho biết, chúng ta đã nhìn thấy làn sóng FDI vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam, điều này diễn ra bởi vì Việt Nam luôn tạo điều kiện cho môi trường đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời chi phí lao động của Việt Nam thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực và thế giới, điều này khiến Việt Nam hấp dẫn FDI. Việt Nam không chỉ là thị trường mới nổi mà đã trở thành thị trường chính đối với các công ty sản xuất trên toàn cầu.
Samsung đang đặt những nhà máy sản xuất lớn nhất tại Việt Nam và coi đây như quê hương thứ hai sau Hàn Quốc. Với Intel, Việt Nam đã góp phần giúp công ty vượt qua khủng hoảng chip toàn cầu. Intel Products Vietnam (IPV) là nhà máy lắp ráp, kiểm định lớn nhất trong mạng lưới Intel. Với hơn 2.800 nhân viên và nguồn đầu tư 1,5 tỷ USD, đây là công ty công nghệ cao lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam.
Ông Michael Nguyễn (phải) và ông Craug Abler, Giám đốc cấp cao chuỗi cung ứng khu vực châu Á của Boeing (Ảnh: Anh Tú). |
Boeing bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995. Doanh nghiệp này đã có nhiều đóng góp cho ngành hàng không trong nước như hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam về quốc phòng và dịch vụ hàng không thương mại, hỗ trợ Vietnam Airlines đạt được giấy phép bay thẳng không dừng từ TP HCM đến San Francisco (Mỹ)....
Các nhà cung cấp Việt Nam đã và đang hỗ trợ sản xuất một số thành phần máy bay thương mại của Boeing như cấu trúc máy bay, linh kiện điện tử và vật liệu tổng hợp trong suốt hàng chục năm qua. Tập đoàn Boeing cũng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để áp dụng những phương pháp thực hành tốt nhất cho sản xuất tinh gọn, quản lý nhà cung cấp và đào tạo chuyên ngành khác.
Boeing cũng chia sẻ chiến lược khử carbon cho ngành hàng không bằng cách đặt trọng tâm vào việc đổi mới đội bay, nâng cao hiệu suất hoạt động, chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo, cụ thể là tập trung vào nhiên liệu hàng không bền vững và áp dụng công nghệ tiên tiến.
Ở Việt Nam, Boeing cũng đóng góp vào một số sáng kiến cộng đồng, tập trung cho giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán), cung cấp nguồn lực nhằm trang bị, phát triển kỹ năng kỹ thuật cho thanh thiếu niên và lực lượng lao động trẻ.
Sàn giao dịch xã hội tiền kỹ thuật số BingX chính thức mở rộng hoạt động sang Cộng hòa Liên bang Đức BingX, sàn giao dịch xã hội tiền kỹ thuật số hàng đầu cung cấp các tùy chọn USDC, đã công bố mở rộng hoạt động sang Cộng hòa Liên bang Đức. Sự kiện này tiếp theo sau việc BingX đã khai trương văn phòng tại Lithuania vào tháng 4 vừa qua. Đức là quốc gia đầu tiên áp dụng chiến lược blockchain, mở đường cho sự tiến bộ của công nghệ blockchain, Web3 và các ứng dụng vũ trụ ảo (metaverse) trong các lĩnh vực khác nhau. |
Khởi động dự án mô hình toàn diện xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam Ngày 11/8, tại Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Mỹ cùng liên minh các tổ chức Catholic Relief Services, Plan International, Save the Children và HelpAge International tổ chức Hội thảo triển khai Dự án "Mô hình toàn diện nhằm xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam" do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ. |