Bộ Y tế đưa ra 6 khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng
Bộ Y tế đưa ra 6 khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng. |
Hiện nay thời tiết khí hậu đang chuyển sang mùa hè, với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng, chống. Trên địa bàn TP.HCM và nhiều địa phương đã ghi nhận sự gia tăng về số lượng cũng như biến chứng.
Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), đến hết tuần 11 của năm 2021, toàn thành phố có hơn 2.500 ca TCM, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tình hình bệnh TCM đang gia tăng nhanh ở mức báo động, từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 11, bệnh TCM tăng gấp 2,2 lần so với trung bình 4 tuần trước đó; 21/25 quận, huyện, thành phố trên địa bàn đều xuất hiện bệnh, trong đó một số quận như quận 1, 4, 7… ghi nhận sự gia tăng số lượng ca bệnh ở mức báo động.
Bộ Y tế cho biết, trẻ có thể bị mắc bệnh TCM lần thứ 2, lần thứ 3, thậm chí lần thứ 4 hoặc nhiều hơn, vì những lý do như sau:
Trẻ em và người lớn sau khi bị nhiễm vi rút gây bệnh TCM, dù có biểu hiện lâm sàng hay không có triệu chứng lâm sàng thì người bệnh ít nhiều vẫn có thể có kháng thể chống lại vi rút, nhất là vi rút EV71. Tuy nhiên, lượng kháng thể này không nhiều và không bền vững theo thời gian, nên không đủ để bảo vệ trẻ khi có sự lây nhiễm kế tiếp khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây.
Ngoài hai chủng vi rút gây bệnh TCM phổ biến ở trẻ em Việt Nam hiện nay là vi rút EV71 và chủng vi rút Coxsackie A16, còn có hơn 10 chủng vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh TCM cho trẻ. Đây chính là lý do trẻ có thể bị mắc bệnh TCM nhiều lần.
Khi trẻ bị nhiễm bệnh TCM do một chủng vi rút nào đó, trẻ chỉ có kháng thể chống lại loại vi rút mà trẻ vừa bị nhiễm. Hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng vi rút gây bệnh TCM ở trẻ.
Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống Covid-19 khu vực biên giới Tây Nam Trước diễn biến số ca nhiễm của Campuchia đang tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm, nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm từ biên giới rất lớn. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, các lực lượng tại các điểm chốt dọc tuyến biên giới có vai trò hết sức quan trọng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. |
Lãnh đạo Bộ Y tế đồng loạt kiểm tra, đôn đốc phòng chống COVID-19 tại Tây Nam Bộ Ngày 17/4, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định thành lập 5 Đoàn đi kiểm tra công tác quản lý nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế và triển khai tiêm vaccine phòng chống dịch COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ. |
Báo động bệnh tay chân miệng ở TP.HCM Tay chân miệng - bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi – hiện đang gia tăng ở mức báo động tại TP.HCM. Mặc dù xu hướng tăng là do thời điểm này bệnh tay chân miệng đã vào mùa, thế nhưng việc tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước là điều cần phải quan tâm trong việc phòng bệnh và chữa bệnh. |