e magazine
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Áp lực với tôi là phải đảm bảo tính khả thi của luật

19:38 | 29/12/2022

Nếu có bộ luật nào, ở cấp vĩ mô, tác động đến toàn thể đời sống kinh tế, xã hội, và cả văn hóa nữa thì có lẽ chỉ là luật Đất đai. Và không chỉ vậy, ngay ở vi mô luật này cũng len lỏi vào từng gia đình, động chạm đến hạnh phúc của từng người dân. Cũng chính vì vậy, mỗi lần luật Đất đai sửa đổi là một lần thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Tổng chỉ huy xây dựng dự thảo sửa đổi luật Đất đai lần này.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Áp lực với tôi là phải đảm bảo tính khả thi của luật
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Áp lực với tôi là phải đảm bảo tính khả thi của luật

Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Tổng chỉ huy xây dựng dự thảo sửa đổi luật Đất đai lần này.

- Thưa ông, việc lấy ý kiến toàn dân về Dự luật Đất đai (sửa đổi) đến thời điểm này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN & MT) chuẩn bị đến đâu?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đây là sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân trong tham gia lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời, đây cũng là thực hiện vai trò, trách nhiệm trong sở hữu toàn dân về đất đai đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 và khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng.

Thời gian từ nay đến thời điểm tổ chức lấy ý kiến vào ngày 03/01/2023 không còn nhiều các công việc chuẩn bị đều được Chính phủ hết sức khẩn trương để việc triển khai lấy ý kiến Nhân dân được tiến hành sâu rộng, khoa học, nghiêm túc, thực chất, khách quan và hiệu quả; các ý kiến đóng góp của Nhân dân được tổng hợp đầy đủ, nghiêm túc, chính xác cho hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Trước hết, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết để chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị triển khai thực hiện.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân của Chính phủ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam triển khai đảm bảo hiệu quả, thực chất.

Giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tổ chức lấy ý kiến người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp trong quá trình tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Thứ ba, Chính phủ cũng đã khẩn trương tiếp thu giải trình ý kiến của Quốc hội tại kỳ họp thứ tư để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật báo cáo Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi gửi các cơ quan hữu quan để tổ chức lấy ý kiến Nhân dân.

Thứ tư, xác định các nội dung xin ý kiến Nhân dân phù hợp đối tượng như nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, các tổ chức kinh tế; các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các chuyên gia, nhà khoa học.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Áp lực với tôi là phải đảm bảo tính khả thi của luật

-Thưa ông, theo tờ trình ông ký trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân về dự luật này thì nội dung lấy ý kiến phải có trọng tâm, trọng điểm cũng như các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được công luận quan tâm. Vậy đâu là những nội dung nổi bật được Bộ TN&MT lựa chọn là điểm nhấn xin ý kiến?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Với mục tiêu làm sao các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiếp cận, nghiên cứu, tham gia góp ý sâu rộng đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) việc lấy ý kiến lần này ngoài toàn bộ nội dung dự thảo luận, cơ quan soạn thảo có lấy ý kiến một số nội dung, chính sách lớn của dự án Luật, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm.

Cơ quan soạn thảo đề xuất lấy ý kiến gồm 10 nhóm vấn đề về: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; phát triển quỹ đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng đất.

Chúng tôi cũng đề xuất nội dung trọng tâm phù hợp theo từng nhóm đối tượng như doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; chuyên gia, nhà khoa học để huy động sáng kiến, sự hiểu biết đóng góp cho những nội dung liên quan.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Áp lực với tôi là phải đảm bảo tính khả thi của luật

- Mối quan tâm của cơ quan soạn thảo luật và người dân có thể khác nhau vì tư duy tiếp cận cũng như sự am hiểu chuyên sâu khác nhau, thưa ông, liệu yếu tố này có chi phối và làm ảnh hưởng đến việc chọn lọc những nội dung mang tính phổ biến để xin ý kiến không?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Như tôi đã nói ở trên, với mục tiêu phát huy trí tuệ, cơ quan soạn thảo đề xuất các nội dung chuyên sâu, lấy ý kiến phù hợp với các đối tượng khác nhau, ví dụ như:

Đối với các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài dự kiến lấy ý kiến về các vấn đề Nhân dân quan tâm như: các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế tập trung lấy ý kiến về: các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất; việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể,…

Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về các vấn đề như người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất;…

Đối với các chuyên gia, nhà khoa học về phạm vi điều chỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; chế độ sử dụng đất đa mục đích, đất xây dựng công trình ngầm, trên không…

- Trong buổi làm việc mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có bày tỏ sự lo ngại về việc lấy ý kiến có thể không đạt hiệu quả như mong muốn, Bộ TN & MT sẽ xử lý vấn đề này thế nào?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Để việc lấy ý kiến đạt được hiệu quả sâu rộng, huy động được trí tuệ, tâm huyết, lắng nghe được nguyện vọng của đa số tầng lớp Nhân dân cho việc sửa Luật, các yêu cầu đặt ra trong việc tổ chức lấy ý kiến lần này phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất. Để đảm bảo yêu cầu đó, có mấy việc cần lưu ý là :

Thứ nhất, sẽ phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, từng cấp, từng ngành, các tổ chức chính trị xã hội, nhất là người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền địa phương…triển khai thực chất, hiệu quả với các hình thức phù hợp với điều kiện của địa phương, phong túc, tập quán.

Thứ hai, việc tổ chức lấy ý kiến sẽ được tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp như: góp ý trực tiếp bằng văn bản, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến, thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông đa phương tiện; thông qua điều tra xã hội học về nội dung chính sách và tác động các chính sách trong dự thảo Luật.

Thứ ba, để Nhân dân hưởng ứng sâu rộng Mặt trận tổ quốc các cấp, các tổ chức chính trị xã hội tăng cường vận động; cơ quan soạn thảo và Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí sẽ tập trung tuyên truyền, vận động sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân. Huy động sự tham gia của các báo cáo viên, tuyên truyền viên, đội ngũ những người có uy tín để tuyên truyền, vận động Nhân dân tham phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân trong tham gia đóng góp ý kiến.

Thứ tư, Chính phủ sẽ thành lập các đoàn công tác để theo dõi, đôn đốc việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Thứ năm, các ý kiến góp ý phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan, Chính phủ sẽ có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và công khai.

- Công luận nói chung đều bày tỏ quan điểm tích cực về những lần đóng góp ý kiến trước những vấn đề lớn, sự kiện lớn của quốc gia, tuy nhiên cũng có 1 vài chuyên gia bày tỏ sự e ngại với lần lấy ý kiến cho luật Đất đai (sửa đổi) này khi cơ chế phản hồi chưa rõ ràng, ông nghĩ sao về sự băn khoăn này?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Chúng ta sẽ có các cơ chế giám sát của Mặt trận tổ quốc, các cơ quan của Quốc hội; các đoàn theo dõi đôn đốc của Chính phủ như tôi đã nói ở trên và sự vào cuộc của các cơ quan thông tấn, báo chí.

Về băn khoăn lo ngại liệu rằng ý kiến góp ý sẽ được tiếp thu hay phản hồi như thế nào thì Thường vụ Quốc hội đã giao Chính phủ tổng hợp báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân và tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Báo cáo này sẽ trình Thường vụ Quốc hội, Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 cùng với hồ sơ dự án Luật và thông tin công khai, đảm bảo khách quan, minh bạch trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Áp lực với tôi là phải đảm bảo tính khả thi của luật

- Trên thực tế, việc sửa luật Đất đai là sự kiện có tầm ảnh hưởng đặc biệt vì nó ảnh hưởng tới hầu hết mọi người, là người đứng đầu cơ quan dự thảo, sức ép lớn nhất với ông trong công việc này là gì?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đây là bộ luật hết sức quan trọng tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, đối với người dân, doanh nghiệp. Như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá việc sửa đổi Luật đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của công tác lập pháp nhiệm kỳ này; thành công của dự án luật này thước đo năng lực xây dựng pháp luật, năng lực thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, năng lực kiến tạo phát triển, giải quyết những vướng mắc, khó khăn của các Quốc hội, của Chính phủ, các tổ chức, cơ quan hữu quan.

Vì vậy, áp lực với tôi chính là phải đảm bảo tính khả thi của luật, giải quyết được những tồn tại từ thực tiễn, phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển, dự báo được các chính sách; vừa phải đổi mới vừa phải đảm bảo sự ổn định của hệ thống pháp luật bởi đất đai có tính lịch sử.

Phải giải quyết hài hòa giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và Nhà nước. Quyền và lợi ích của người dân phải được đảm bảo nhưng cần có các cơ chế tiếp cận đất đai của doanh nghiệp để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, hạ tầng, tạo ra việc làm và các giá trị gia tăng mang lại lợi ích tổng thể cho toàn xã hội.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Áp lực với tôi là phải đảm bảo tính khả thi của luật

- Nhân dịp Xuân Quý Mão, xin ông cho biết ông kỳ vọng gì vào sự chuyển biến của kinh tế - xã hội sau khi luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nhân dịp Xuân Quý Mão tôi chúc mỗi người, mỗi nhà một năm hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.

Chúng tôi mong muốn mỗi người dân, doanh nghiệp sẽ dành thời gian nghiên cứu đóng góp trí tuệ, tâm huyết để Luật đất đai (sửa đổi) khi được ban hành đạt được mục tiêu đặt ra, phản ánh hơi thở thực tiễn cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của Nhân dân, tạo động lực mới cho phát triển đất nước, mang lại lợi ích cho toàn dân.

-Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Bài: Lê Sơn

Đồ họa: Tào Đạt

Lê Sơn - Tào Đạt

Tin bài liên quan

Quy định mới về Luật đất đai, kinh doanh bất động sản, nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Quy định mới về Luật đất đai, kinh doanh bất động sản, nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của Luật sư Đào Ngọc Chuyền, Phó chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm đoàn luật sư Hà Nội về những Quy định mới về Luật đất đai, kinh doanh bất động sản, nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất quy định về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất quy định về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Quốc hội họp phiên bất thường, xem xét thông qua một số luật quan trọng

Quốc hội họp phiên bất thường, xem xét thông qua một số luật quan trọng

"Những nội dung được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và cả nhiệm kỳ mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Tin mới

Truyền thông về ASEAN: cần biến thông tin thành tri thức cho người dân

Truyền thông về ASEAN: cần biến thông tin thành tri thức cho người dân

Đây là nội dung được ông Triệu Minh Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhấn mạnh tại Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, ASEAN và UNESCO do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 25/4 tại Hà Nội.
Việt Nam - Indonesia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân

Việt Nam - Indonesia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân

Ngày 24/4/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam – Indonesia.

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Theo Thủ tướng, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.
Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.
Phiên bản di động