Bố trí 95.000 tỷ đồng để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
Đề nghị ESCAP tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc hội đàm trực tuyến với bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký điều hành ESCAP.
|
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia đối với vùng dân tộc thiểu số ngay trong tháng 4/2022
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu hoàn tất mọi công tác chuẩn bị để có thể triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngay trong tháng 4/2022.
|
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 11, ngày 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc dự kiến phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia.
Trình bày thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết: Đa số ý kiến nhất trí với Tờ trình của Chính phủ trình UBTVQH phân bổ 100.000 tỷ đồng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2021-2025 cho các bộ ngành địa phương làm cơ sở cho việc phân bổ dự toán đầu tư công hàng năm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).
Quốc hội đã quyết nghị về mức bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện 03 CTMTQG giai đoạn 2021-2025 là 100.000 tỷ đồng. Tại Tờ trình này, Chính phủ đề nghị phân bổ 95.000 tỷ đồng, chưa phân bổ 5.000 tỷ đồng đối với một số nhiệm vụ, đề án, chương trình chuyên đề chưa được phê duyệt.
Thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đối với CTMTQG vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hiện nay các thủ tục để giải ngân chưa đảm bảo trong khi còn hơn 3 năm nữa cần phải giải ngân số tiền rất lớn.
Do vậy ông Trần Thanh Mẫn đề nghị tại Kỳ họp Quốc hội thứ 3 tới, Chính phủ cần có báo cáo nêu rõ đánh giá, giải trình nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, chậm ở đâu, chậm bộ ngành nào, địa phương nào.
Nhận định về đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn, ông Trần Thanh Mẫn đề nghị việc phân bổ cần có trọng tâm, trọng điểm, địa bàn nào khó khăn, cần thiết thì phải đầu tư nhưng không dàn trải, đầu tư những gì người dân được hưởng lợi ngay để giải quyết an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân.
Ngoài ra, việc triển khai thực hiện CTMTQG cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất chậm, đề nghị Chính phủ và các bộ ngành cần có lộ trình, kế hoạch từng năm và cả giai đoạn 2021-2025, có kiểm điểm, quy trách nhiệm. Đồng thời Chính phủ cần có bảng phân công, tổ chức triển khai thực hiện cho rõ để báo cáo Quốc hội vào Kỳ họp thứ 3 tới, nhìn nhận lại những hạn chế, thiếu sót trong những năm qua và đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tới hiệu quả hơn.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng: 3 CTMTQG hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về kinh tế, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và tác động rộng lớn đến đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, đến nay cả 3 chương trình đều khởi động rất chậm. "Nghị quyết của Quốc hội về CTMTQG phát triển kinh tế- xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã ban hành cách đây 2 năm, còn 2 CTMTQG xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững ban hành cách đây hơn 1 năm, có 5 năm để thực hiện nhưng hiện tại vẫn đang loay hoay", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Do vậy, UBTVQH đã thống nhất bỏ phiếu trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 tới đây quyết định lựa chọn chuyên đề để giám sát tối cao 3 CTMTQG trong năm 2023 nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn nếu có trong quá trình triển khai thực hiện các CTMTQG. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các bộ, ngành, các cấp, các cơ quan phải quán triệt ý thức trách nhiệm của mình đối với 3 CTMTQG có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần làm nhanh nhưng phải đúng mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí, tiêu chuẩn mà các Nghị quyết của Quốc hội đã đặt ra.
Đề nghị phân bổ vốn có trọng tâm, trọng điểm cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia
Đối với CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (50.000 tỷ đồng), một số Ủy viên UBTVQH đồng tình với Ủy ban Tài chính, Ngân sách và cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ, song đề nghị cần rà soát, tuân thủ nguyên tắc theo quy định của Nghị quyết số 120: "Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất, giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất"; "Tập trung nguồn lực đầu tư để giải quyết các vấn đề bức thiết của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Đối với CTMTGQ giảm nghèo bền vững (18.000 tỷ đồng), một số ý kiến cho rằng, việc phân bổ vốn cần tập trung nguồn lực cho các địa phương và đảm bảo đúng nguyên tắc "Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo....". Việc xây dựng cơ sở dữ liệu lao động mang tính tổng thể, vì vậy, đề nghị cân nhắc không bố trí vốn từ CTMTQG để thực hiện nội dung này.
Đối với CTMTQG xây dựng nông thôn mới, một số thành viên của UBTVQH đề nghị ưu tiên nguồn lực cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu, xã đạt dưới 15 tiêu chí; hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng chỉ tiêu vẫn còn thấp để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững.
Cũng tại phiên thảo luận, một số ý kiến cho rằng, về thời gian Chính phủ trình UBTVQH, Nghị quyết số 29 yêu cầu Chính phủ khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, báo cáo UBTVQH; Nghị quyết số 40 giao Chính phủ trình UBTVQH trước ngày 01/3/2022. Tuy nhiên, đến ngày 19/4/2022 Chính phủ mới có Tờ trình là quá chậm so với thời gian quy định. Sự chậm trễ này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra của các CTMTQG, đặc biệt bố trí kế hoạch vốn sau gần 1,5 năm chưa được phân bổ cụ thể đến các bộ, ngành, địa phương gây lãng phí nguồn lực của quốc gia. Một số ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc chậm triển khai các Nghị quyết của Quốc hội. |
Quảng Bình đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 18.000 lao động
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình, trong năm 2022 tỉnh đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho khoảng 18.000 lao động tại địa phương.
|
Hơn 2.000 sinh viên được hưởng lợi nhờ chương trình xóa bỏ bạo lực giới của UN Women
Chiều 25/2, Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã khởi động chương trình “Xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn” tại các trường đại học: Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm Thái Nguyên và Đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhằm xóa bỏ bạo lực giới bao gồm quấy rối tình dục tại các trường đại học.
|