Bloomberg: Việt Nam lọt top các nền kinh tế phục hồi ổn định nhất hậu COVID-19
Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về khả năng chống dịch COVID-19 |
Bloomberg vừa công bố loạt danh sách xếp hạng theo tháng, đánh giá khả năng phục hồi của 53 nền kinh tế, từ mức tốt nhất cho tới tồi tệ nhất.
Bảng xếp hạng dựa trên 10 tiêu chí để tìm ra những nền kinh tế đang ứng phó hiệu quả nhất với dịch bệnh, với ít gián đoạn về kinh tế và xã hội nhất. Các dữ liệu này gồm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ xét nghiệm, khả năng tiếp cận vắc xin, khả năng tự do di chuyển, dự báo tăng trưởng kinh tế…. Bloomberg nhận định, bài học rút ra trong những tháng vừa qua là chỉ tiêm vắc xin COVID-19 thôi vẫn chưa đủ để ứng phó với đại dịch, mà còn cần áp dụng và thực thi nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch.
Singapore được Bloomberg đánh giá vị trí số 1 nhờ vào khả năng phòng chống dịch kết hợp với tốc độ tiêm vắc xin COVID-19 nhanh nhất châu Á. Singapore đã giảm số ca lây nhiễm COVID-19 xuống gần bằng 0 nhờ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, đặc biệt ở sự bảo vệ tại biên giới. Người dân hiện đã gần như có thể trở về cuộc sống bình thường, đương nhiên chính phủ của họ cũng sẽ không vì thế mà chủ quan.
Xếp thứ 4 là Israel – nước có tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao nhất thế giới với 57,4% theo dữ liệu của Bloomberg.
Trong khi đó, Trung Quốc tụt 5 bậc, tuột khỏi top 10. Mỹ tăng 4 bậc lên vị trí thứ 17. Đến ngày 25/4, khoảng 43% dân số Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19 và 29% được tiêm đầy đủ, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Cũng giống như Singapore, Việt Nam luôn đảm bảo các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 được triển khai nghiêm ngặt và hết sức quyết liệt, song vì vẫn còn nhiều các trường hợp cố gắng vượt biên, xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Việt Nam khiến cho công tác phòng chống vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu các học sinh và người dân phải đeo khẩu trang khi đi học hay đến nơi công cộng nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn đối với tất cả mọi người.
Ấn Độ - Quốc gia đang phải vật lộn với "sóng thần COVID-19" và số ca nhiễm trong 24h liên tiếp phá kỷ lục (hơn 300.000 ca) tụt 10 bậc trên bảng xếp hạng và đứng thứ 30. Cách đây hơn hai tuần, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của Ấn Độ tăng trưởng khoảng 12,5% trong năm nay, mức cao nhất trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
Ấn Độ cho 600.000 người hành hương giữa tình cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ |
Song, giờ đây, khi số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ tăng với tốc độ chóng mặt, triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này gặp thách thức lớn. Chuyên gia Hu Zhiyong, người đã theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ hơn một năm qua đánh giá nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục tồi tệ, kinh tế Ấn Độ quay trở lại quy mô như 20 năm về trước.
Nhật Bản hỗ trợ 1.4 tỷ yên phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam Ngày 23/4/2021 đã diễn ra lễ ký Công hàm trao đổi của hai dự án hợp tác viện trợ không hoàn lại với tổng giá trị là 1.400.000.000 Yên Nhật giữa Ngài Yamada Takio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại nước Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. |
Chủ tịch nước: Việt Nam quyết tâm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh phát thải bằng 0 Phát biểu tại phiên thảo luận có chủ đề "Các lợi ích kinh tế của Hành động Khí hậu", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh phát thải bằng 0 là xu thế tất yếu và là mệnh lệnh cấp bách để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C. Việt Nam quyết tâm thực hiện theo xu thế này”. |
Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam từ 'ổn định' lên 'tích cực' Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings khẳng định kết quả vượt bậc của Việt Nam có được còn nhờ vào nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, vị thế tài chính đối ngoại tiếp tục tăng cường nhờ tài khoản vãng lai thặng dư liên tục và dự trữ ngoại hối tăng. |