Bình Thuận: Tăng cường phòng chống dịch tại các cảng cá
Tuấn Quỳnh ̣(TH) 09/07/2021 19:37 | Giao lưu hữu nghị
Tỉnh Bình Thuận có tuyến bờ biển dài, số lượng tàu, thuyền, lao động hành nghề khai thác hải sản rất lớn.
Cảng cá Phan Thiết (phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết) là một trong những cảng cá lớn, đầu mối cung cấp hải sản trong và ngoài tỉnh. Tại đây, tàu, thuyền thường xuyên cập bến để bán hải sản, mua nguyên liệu. Mỗi ngày, cảng cá Phan Thiết có khoảng 2.000 người lao động biển, tiểu thương, công nhân của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nghề cá cùng hàng trăm phương tiện ra, vào mua bán hải sản để phân phối đến các chợ.
Để làm tốt công tác phòng, chống dịch, những ngày này, cùng với các lực lượng, chính quyền thị xã La Gi, đồn Biên phòng Phước Lộc (BĐBP Bình Thuận) đã và đang triển khai quyết liệt nhiều biện pháp nhằm kiểm tra giám sát chặt chẽ ngư dân, tàu cá ra vào cũng như phương tiện, người lao động làm ăn sản xuất tại khu vực cảng cá.
![]() |
Cảng cá Phan Thiết. (Nguồn: Báo Bình Thuận) |
Trung tá Nguyễn Khánh Hùng, Đồn trưởng đồn Biên phòng Phước Lộc cho biết: Xác định công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, đơn vị đã chủ động phối hợp cùng các lực lượng của thị xã La Gi thành lập 2 tổ kiểm tra, giám sát 24/24 giờ để tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch như: khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, khử khuẩn, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ đối với ngư dân, tàu thuyền và các phương tiện ra vào hoạt động tại cảng.
Hằng ngày, ngoài việc sử dụng hệ thống loa truyền thanh cố định, Ban Quản lý còn sử dụng loa phát thanh di động và cử các tổ công tác trực tiếp vào khu vực trong cảng nhắc nhở ngư dân, lao động biển, nhân công bốc vác, tài xế vận tải và các hộ kinh doanh dịch vụ tránh tập trung đông người vào cùng một thời điểm, tuân thủ nghiêm thông điệp 5K, nhất là trung thực khai báo y tế nếu đi về từ các tỉnh, thành có dịch.
Đối với các tàu cá ngoài tỉnh khi cập cảng, để giảm thiểu tối đa thời gian các thuyền viên lưu trú, lên bờ và đảm bảo phòng, chống dịch, Ban quản lý cảng cá phối hợp với các lực lượng yêu cầu các thuyền trưởng, thuyền viên không lên bờ, tổ chức bốc dỡ hàng hóa nhanh, khẩn trương nhập nguyên liệu, sau đó đề nghị các thuyền nhanh chóng rời cảng. Ngoài ra, các tàu, thuyền ngoài tỉnh có thể dùng phương án trung chuyển hải sản, sản phẩm khai thác trong vùng nước cảng để hạn chế tiếp xúc với người dân tại cảng.
Còn tại cảng cá La Gi (phường Phước Lộc, thị xã La Gi), các biện pháp kiểm tra, giám sát ngư dân, tàu cá ra vào cảng cũng như phương tiện, người lao động hoạt động tại cảng cũng được triển khai quyết liệt, chặt chẽ.
Người dân hoạt động tại cảng tuân thủ nghiêm việc đeo khẩu trang trong lúc bốc dỡ hải sản, chuẩn bị ngư lưới cụ, thực phẩm, nhiên liệu cho chuyến biển…



Đáng chú ý
Phản ánh rõ nét, sâu sắc công tác xây dựng Đảng

Bài viết mới
Vị “tướng già” mang quà ra Trường Sa

Đoàn công tác của Campuchia, Lào thăm, chúc Tết cổ truyền Việt Nam

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.