e magazine
Bí thư Tỉnh uỷ Trần Đức Thắng: Hải Dương có tiền đề vững chắc để bứt phá trong tương lai gần

15:44 | 03/03/2023

Đảm nhiệm trọng trách Bí thư Tỉnh uỷ sau sự cố nhân sự ở Đảng bộ Hải Dương, ông Trần Đức Thắng có những thách thức đặc thù mà không phải Bí thư nào cũng đối mặt. Tuy nhiên, song song với những khó khăn thì công cuộc đưa Hải Dương cất cánh cũng có những thuận lợi mà trước đây chưa hề có, đặc biệt là khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 30-NQ/TW về phát triển tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Thắng về những cơ hội của Hải Dương khi Nghị quyết này được triển khai và chút tâm sự của riêng ông trên cương vị người đứng đầu Tỉnh uỷ.

Bí thư Tỉnh uỷ Trần Đức Thắng: Hải Dương có tiền đề vững chắc để bứt phá trong tương lai gần

Đảm nhiệm trọng trách Bí thư Tỉnh uỷ sau sự cố nhân sự ở Đảng bộ Hải Dương, ông Trần Đức Thắng có những thách thức đặc thù mà không phải Bí thư nào cũng đối mặt. Tuy nhiên, song song với những khó khăn thì công cuộc đưa Hải Dương cất cánh cũng có những thuận lợi mà trước đây chưa hề có, đặc biệt là khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 30-NQ/TW về phát triển tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng.

Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Thắng về những cơ hội của Hải Dương khi Nghị quyết này được triển khai và chút tâm sự của riêng ông trên cương vị người đứng đầu Tỉnh uỷ.

Bí thư Tỉnh uỷ Trần Đức Thắng: Hải Dương có tiền đề vững chắc để bứt phá trong tương lai gần

- Thưa ông, tại hội nghị mới đây về triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW về phát triển tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đến việc bứt phá nhờ kết nối hạ tầng giao thông, yêu cầu này sẽ được Hải Dương cụ thể hoá như thế nào?

- Tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW về phát triển tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, quán triệt rất rõ về vai trò của kết nối hạ tầng giao thông đối với phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đã nêu những ví dụ điển hình tại một số địa phương có sự phát triển bứt phá trong thời gian vừa qua.

Ngày 27 tháng 2 năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-BTV để cụ thể hóa các nhiệm vụ của địa phương. Nghị quyết xác định 10 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ, trong đó phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện yêu cầu phát triển bền vững hệ thống đô thị và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.

Với vị trí địa lý đặc biệt, tiếp giáp với 06 tỉnh thành phố, có nhiều tuyến đường quốc lộ đi qua như đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Hạ Long và Yên Viên - Cái Lân; có 12 tuyến sông trung ương với tổng chiều dài trên 400 km; kết nối thuận lợi với các cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi), cảng biển (Cảng Cái Lân, Cảng Hải Phòng)...Hải Dương đã đẩy mạnh hoạt động phối hợp các tỉnh, thành phố trong vùng để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối, và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: đầu tư và phối hợp đầu tư cầu, đường kết nối: cầu Chanh, cầu Dinh, cầu Quang Thanh kết nối với Hải Phòng; cầu Hiệp với Thái Bình; cầu Hiệp Thượng, cầu Đá Vách, cầu Triều, cầu Đông Mai với Quảng Ninh. Hiện nay đang phối hợp đầu tư cầu Đồng Việt với Bắc Giang, cầu Kênh Vàng với Bắc Ninh, cầu Hưng Hải với Hưng Yên...

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, với mong muốn tiếp tục đẩy mạnh khơi thông các nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, Hải Dương đã và đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công 02 nút giao liên thông kết nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, kết nối đường tỉnh 392 tại huyện Bình Giang và đường tỉnh 390 tại huyện Thanh Hà, dự kiến hoàn thành năm 2023, đầu năm 2024.

Cùng với đó, chuẩn bị đầu tư nút giao liên thông QL 5 - tuyến Đông Tây huyện Kim Thành - cầu vượt sông Lạch Tray kết nối Quốc lộ 10 (thành phố Hải Phòng); phối hợp với tỉnh Quảng Ninh làm công tác chuẩn bị đầu tư tuyến nối QL18 - thành phố Chí Linh và cầu Đông Mai với đường ven sông tốc độ cao thị xã Đông Triều; chuẩn bị đầu tư cầu An Đồng (vượt sông Luộc) và đường dẫn nối huyện Ninh Giang với huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.

Đến năm 2030, Hải Dương xác định một số công trình trọng điểm để phát triển bền vững hệ thống đô thị và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại đó là: (1) Huy động nguồn lực để cùng Trung ương đầu tư tuyến đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương. (2) Đầu tư khu công nghiệp chuyên biệt ở khu vực các huyện Bình Giang và Thanh Miện để góp phần phát triển tỉnh Hải Dương trở thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng.

Tôi tin tưởng rằng, với định hướng chiến lược rõ ràng, sự quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư các công trình giao thông kết nối ngay trong tỉnh và các tỉnh bạn, cùng với việc phát triển công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, tỉnh Hải Dương sẽ có tiền đề vững chắc để bứt phá trong tương lai gần.

Bí thư Tỉnh uỷ Trần Đức Thắng: Hải Dương có tiền đề vững chắc để bứt phá trong tương lai gần

- Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị được xem như điều kiện nền tảng đặc biệt cho các địa phương trong vùng, từ đánh giá của cá nhân ông, Hải Dương sẽ có thêm những thuận lợi gì khi Chính phủ đưa Nghị quyết này vào thực tiễn?

- Với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 30-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ, tỉnh Hải Dương sẽ có thêm nhiều thuận lợi để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế khác biệt của tỉnh trong mối tương quan, liên kết với các địa phương trong vùng, của khu vực phía Bắc và cả nước.

Sẽ rất thuận lợi cho tỉnh hình thành các cụm liên kết ngành, các vùng sản xuất nông sản tập trung; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đặc biệt giúp Hải Dương có nhiều điều kiện để cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ứng dụng nền tảng số, thân thiện với môi trường, phân bố không gian công nghiệp hợp lý theo các hành lang kinh tế; gắn với các cảng biển, các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ kết nối với các vùng lân cận.

Phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Hình thành các cụm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh, Hải Dương sẽ rất thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ, thương mại theo hướng hiện đại, đa dạng, trọng tâm là phát triển thương mại, logistics, du lịch, tài chính - ngân hàng, các trung tâm du lịch tầm khu vực và quốc tế, trên cơ sở phát huy bản sắc độc đáo riêng có; gắn phát triển làng nghề truyền thống với phát triển du lịch.

Bí thư Tỉnh uỷ Trần Đức Thắng: Hải Dương có tiền đề vững chắc để bứt phá trong tương lai gần

- Tầm nhìn xuyên suốt trong các Nghị quyết phát triển vùng là cần có nhận thức về lợi ích từ liên kết vùng, không đặt nặng lợi ích cục bộ địa phương. Thưa ông, trước yêu cầu này thì Hải Dương cần tiếp cận và chia sẻ quan điểm phát triển như thế nào?

- Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định một trong những hạn chế, yếu kém trong phát triển vùng là liên kết vùng chậm được đổi mới, thiếu cơ chế, chính sách gắn kết giữa mục tiêu phát triển của địa phương với mục tiêu chung của vùng.

Trong giai đoạn vừa qua, vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như các vùng, miền khác trong cả nước đều gặp khó khăn là thiếu các cơ chế, chính sách phát triển liên kết vùng, nhất là trong hợp tác phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề mang tính liên tỉnh, liên vùng, việc bố trí nguồn lực thực hiện; những tỉnh, thành phố được trung ương quan tâm cho hưởng cơ chế đặc thù thì có cơ hội phát triển vượt bậc (điển hình như thành phố Hải Phòng).

Thực tế, các địa phương trong vùng mới chỉ có sự hợp tác, liên kết đơn lẻ, song phương, chủ yếu mang tính trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nếu có các công trình liên tỉnh, liên vùng thì phụ thuộc vào khả năng nguồn lực của từng địa phương, nên hiệu quả chưa cao, chưa khai thác, phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.

Hơn nữa, nguồn lực để đầu tư cho các dự án liên kết vùng còn thấp; việc đóng góp từ ngân sách địa phương cho các dự án liên kết vùng gặp khó khăn do chưa phù hợp với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định khác có liên quan (ví dụ như một công trình giao thông có địa phương nguồn lực tốt thì đầu tư sớm đoạn tuyến bên mình, lại không kết nối được do địa phương hợp tác chưa bố trí được nguồn lực, dẫn đến công trình xong mà chưa khai thác được, gây lãng phí nguồn lực; dự án liên quan đến bố trí ngân sách của cả 2 địa phương thì nhiều thủ tục, phải báo cáo các bộ ngành trung ương và Chính phủ quyết định trong khi chủ trương, kinh phí đã có, dẫn đến thời gian thực hiện dự án kéo dài)…

Nhận thức được tầm quan trọng của liên kết, hợp tác - phát triển, trong những năm qua, Hải Dương đã hợp tác, ký kết phát triển với các địa phương lân cận trên các lĩnh vực như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang… trong đó, triển khai hợp tác liên kết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh trên các lĩnh vực giao thông - vận tải, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, du lịch, lao động, quốc phòng - an ninh.

Đặc biệt gần đây nhất là hợp tác với Quảng Ninh, Bắc Giang trong xây dựng hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận di sản thế giới; thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối, nhất là các dự án giao thông liên vùng.

Bí thư Tỉnh uỷ Trần Đức Thắng: Hải Dương có tiền đề vững chắc để bứt phá trong tương lai gần

- Ông kỳ vọng gì vào sự đi lên của Hải Dương sau khi Nghị quyết 30-NQ/TW được triển khai mạnh mẽ?

- Nằm trong định hướng phát triển chung của cả nước và toàn vùng đồng bằng sông Hồng, Hải Dương đã xác định mục tiêu phát triển xuyên suốt, bao trùm đến năm 2030 là phát triển tỉnh Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô nền kinh tế trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu của cả nước và là trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, đạt một số tiêu chí cơ bản để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt bình quân trên 9%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2030 là: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 4,8%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 58,4%; dịch vụ chiếm khoảng 31,2% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 5,6%.

Để đạt được mục tiêu trên, bện cạnh sự nỗ lực, cố gắng, chủ động của tỉnh trong việc bố trí nguồn lực đầu tư phát triển, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án lớn trên địa bàn, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư...thì Hải Dương đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành Trung ương sớm triển khai đầu tư hệ thống đường cao tốc vành đai V kết nối vùng thủ đô; nghiên cứu, sớm đầu tư Dự án xây dựng công trình đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, nút giao lập thể giữa Quốc lộ 5, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 17B kết nối Quốc lộ 10, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18...đảm bảo kết nối đồng bộ, liên vùng khu vực đồng bằng bắc bộ. Đồng thời, triển khai đồng bộ thỏa thuận Kết nối kinh tế hành lang cao tốc phía Đông (đã được VCCI và 4 tỉnh, thành phố ký kết vào tháng 9 năm 2022).

Khi các công trình, dự án này được đưa vào triển khai chắc chắn Hải Dương và các tỉnh trong vùng có sự phát triển bứt phá, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của đất nước.

Bí thư Tỉnh uỷ Trần Đức Thắng: Hải Dương có tiền đề vững chắc để bứt phá trong tương lai gần

- Đã qua gần 4 tháng kể từ khi ông được giao trọng trách làm Bí thư Tỉnh uỷ, cảm xúc của ông tại thời điểm này về Đảng bộ và con người Hải Dương thế nào?

- Tôi được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tin tưởng giao nhiệm vụ mới trong điều kiện Hải Dương có những khó khăn nhất định về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Ngay thời gian đầu, tôi nhận thức Hải Dương là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh, cơ hội thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững. Với tâm thế cầu thị và quyết liệt, thực hiện nhiệm vụ chỉ vì sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và giữ gìn đoàn kết trong nội bộ, trong thời gian gần 4 tháng qua, tôi có cảm nhận Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương đã và đang coi tôi như một người con của quê hương, bước đầu tin tưởng, chia sẻ, ủng hộ, cộng tác, nhất là các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Các đồng chí sẵn sàng tham gia góp ý thẳng thắn, trao đổi để đi đến thống nhất trong ban lãnh đạo, qua đó đạt được kết quả tốt nhất trong điều hành.

Tôi tin tưởng rằng, với sự nỗ lực hết mình, nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu của cá nhân là người đứng đầu, sẽ tiếp tục duy trì và phát huy mối đoàn kết của tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ và cả hệ thống chính trị. Từ đó có thể nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, chung sức đồng lòng tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Bí thư Tỉnh uỷ Trần Đức Thắng: Hải Dương có tiền đề vững chắc để bứt phá trong tương lai gần

Bài: Lê Sơn

Đồ họa: Tào Đạt

Tào Đạt, Lê Sơn

Tin bài liên quan

Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Chiều 19/11, TP Cần Thơ tổ chức họp báo công bố Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP Cần Thơ năm 2024.
Tín dụng xanh mới chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ nền kinh tế

Tín dụng xanh mới chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ nền kinh tế

Tín dụng xanh tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và nông nghiệp xanh.
Kinh tế xanh - "đòn bẩy" mới cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế xanh - "đòn bẩy" mới cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mekong Startup 2024 vừa ra mắt Mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong - "động lực" thúc đẩy phát triển kinh tế xanh bền vững cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Tin mới

Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Chiều 21/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Giáo dục cấp cao về đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominica với chủ đề: "Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Sáng 21/11, theo giờ địa phương (tức tối cùng ngày giờ Hà Nội), tại thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tin khác

Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Ngày 20/11 tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước giữ chức Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, Các tiểu vương quốc Arập (UAE), Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới

Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.
Phiên bản di động