Bèo tây giúp chữa phù chân
Bèo tây
Lương y Nguyễn Kỷ Thiên, Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ bài thuốc chữa bệnh phù chân như sau: bèo cái (bèo tây, lục bình) trong đông y gọi là phù bình, đem bỏ rễ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, rang qua. Lá đu đủ thái nhỏ phơi khô, rang qua. Mỗi loại 20g đun nước uống hàng ngày. Nếu thấy khó uống, cho thêm ít cam thảo cho ngọt. Uống liên tục 1 – 2 tháng sẽ khỏi. Cây bèo cái có tác dụng tiêu độc, chữa ngứa chống dị ứng, mát da mát thịt. Lá đu đủ có tác dụng diệt ký sinh trùng, diệt khối u rất tốt. Hai loại cây này phối hợp với nhau sẽ trị được bệnh phù chân voi rất hiệu quả.
Bèo tây có công dụng tiêu độc, chữa ngứa, chống dị ứng
Gừng
Theo Livestrong, gừng có tác dụng chống viêm, làm loãng natri trong máu, giúp giảm đau và sưng chân. Bạn nên uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày hay nhai vài lát gừng tươi. Hoặc bạn cũng có thể dùng tinh dầu gừng để xoa bóp vùng chân bị phù vài lần mỗi ngày.
Dứa
Dứa có khả năng điều trị hiệu quả chứng phù nề. Bởi trong dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bên cạnh đó, chất bromelain trong dứa có tác dụng giảm viêm và sưng.
Phù nề khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống
Mã đề thảo
Mã đề thảo, hương nhu, râu bắp mỗi vị 16g; thục (sao khô) 12g; khởi tử 12g; khiếm thực 12g; đinh lăng 16g; quế 10g; ngũ gia bì 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Phần viêm, sưng cho phù nề sẽ giảm đi nhanh chóng.
Cần tây
Theo nghiên cứu, cần tây là thực phẩm lợi tiểu, có tác dụng đào thải chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể giúp giảm sưng và đau chân. Bạn nên lấy 2 muỗng cà phê lá cần tây khô cho vào 1 cốc nước sôi, ngâm trong 10 phút rồi lọc bỏ bã và uống nước này 3 lần/ngày.
Cần tây giúp giảm sưng, đau chân
Chanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy nước chanh có khả năng đào thải chất lỏng dư thừa và các độc tố ra khỏi cơ thể giúp giảm sưng chân. Bạn có thể pha 2 muỗng canh nước cốt chanh, một ít mật ong trong cốc nước nóng và uống vài lần mỗi ngày.
Hạt rau mùi
Hạt rau mùi có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng và đau chân cũng như thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bạn có thể đun sôi 3 muỗng cà phê hạt rau mùi với 1 cốc nước và để nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp còn một nửa. Sau đó, để nguội, lọc bỏ bã và uống nước này 2 lần/ngày.
Trà xanh
Bạn chỉ cần thoa tinh dầu trà xanh vào vùng chân bị phù, để trong vài phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm và làm 2 lần/ngày. Phần sưng do phù sẽ giảm đi. Bởi lẽ trà xanh có đặc tính chống viêm và giảm đau nên nó có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng phù nề.
Bình An