Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
20:05 | 04/06/2017 GMT+7

Bất ngờ: Trừ Thủ tướng Chu Ân Lai, nhiều tướng lĩnh TQ phản đối xuất binh cứu Triều Tiên

aa
Mối quan hệ Trung-Triều ngày càng xấu đi trong vài tháng qua vì vấn đề hạt nhân bán đảo. Hai nước công khai chỉ trích nhau là quay lưng với tình hữu nghị kéo dài nhiều thập kỷ.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên và những bí ẩn được che giấu

Vừa qua, khi mâu thuẫn hai nước Trung-Triều bùng phát liên quan đến vấn đề hạt nhân bán đảo, báo chí Trung Quốc đã cho đăng nhiều hồi ký của các tướng lĩnh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy nhiều người không đồng tình tham chiến ở Triều Tiên trong thập niên 1950.

Ngày 8/5/2017, báo chí Trung Quốc (nếu có nguồn thì chú thích thêm báo nào của TQ) cho đăng hồi ký nhan đề "50 năm đảng Cộng sản Trung Quốc" của nhà lãnh đạo Vương Minh (1904-1974), Tổng bí thư thứ 4 của ĐCSTQ.

Tác giả viết: "Khi tôi đang chữa bệnh ở Moskva, ngày 10/11/1952 đồng chí Lưu Thiếu Kỳ tới Moskva tham dự Đại hội lần thứ 19 đảng Cộng sản Liên Xô đã gọi tôi tới trò chuyện.

Nói về cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Lưu Thiếu Kỳ cho biết, khi Liên quân Mỹ, Anh đổ bộ lên Incheon, tình hình rất khẩn cấp. Trong hai tuần lễ, Bộ chính trị [Trung Quốc] liên tiếp họp thảo luận và Chủ tịch Mao [Trạch Đông] chưa quyết định có đưa quân Trung Quốc tham chiến hay không.

Trong Hội nghị, Mao Trạch Đông nói: Nếu chúng ta đưa quân tham chiến thì tình đồng minh Trung-Mỹ từ Thế chiến II sẽ chấm dứt. Không ai biết được tới khi nào mới có thể khôi phục lại được. Ngoài ra, chúng ta thử nghĩ xem, sau khi đưa quân sang mà không đánh lui được quân Mỹ thì làm thế nào?

Lúc này, Mao Trạch Đông vẫn chần chừ không quyết định, nhưng khi quân Mỹ tấn công tới Sinuiju, áp sát sông Áp Lục, gần kề biên giới Trung-Triều, buộc Mao phải ra quyết định.

Mao Trạch Đông tuyên bố: Giờ đây chúng ta buộc phải xuất quân! Nếu lực lượng chúng ta xuất phát sớm thì chúng ta hy vọng có được niềm vinh quang và điều kiện có lợi.

Vinh quang ở đây là vinh quang của người quốc tế vô sản, còn điều kiện có lợi là chúng ta chỉ chiến đấu trên đất Triều Tiên chứ không phải trên lãnh thổ Trung Quốc. Nếu để quân Mỹ vượt sông Áp Lục đánh sang đất Trung Quốc thì chúng ta mất cả vinh quang và cũng mất luôn cả điều kiện có lợi."

bat ngo tru thu tuong chu an lai nhieu tuong linh tq phan doi xuat binh cuu trieu tien

Lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông (trái) tiếp lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Bắc Kinh ngày 23/4/1975 (Ảnh: Getty Images)

Trong hồi ký, Vương Minh cho biết khi đó tướng Douglas MacArthur đề nghị Tổng thống Harry Truman cho đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc nếu không ông sẽ từ chức, nhưng Truman từ chối. Ngày 11/4/1951 Truman đã cách chức và triệu hồi MacArthur về nước.

Sau khi đã ra lệnh cho Quân giải phóng nhân dân (PLA) tràn sang bán đảo tham chiến thì Mao Trạch Đông mới nhận được thông tin này.

Mao sững sờ nói: "Vậy chúng ta đưa quân đi có đúng không? Nếu như chúng ta biết trước được quân Mỹ thực sự không muốn đánh nhau với Trung Quốc mà chúng ta xuất quân chi viện Triều Tiên, như vậy đã phá hoại quan hệ Trung-Mỹ. Bởi vậy, chúng ta hãy cố gắng kết thúc sớm chiến tranh thì mới là con đường từng bước khôi phục quan hệ hữu nghị Trung-Mỹ".

Nhà sử học Thẩm Chí Hoa, Chủ nhiệm Trung tâm quốc tế nghiên cứu Chiến tranh Lạnh thuộc Đại học sư phạm Hoa Đông, Trung Quốc đã dày công nghiên cứu hồi ký của các tướng lĩnh Trung Quốc có liên quan Chiến tranh Triều Tiên.

Theo ông Thẩm, nhiều tướng lĩnh "khai quốc công thần" như Nhiếp Vinh Trăn, Hồng Học Trí, Đỗ Bình, Trương Hy, Dương Thượng Côn, Lôi Anh Phu… đều xác nhận hầu như không có ai ủng hộ đưa quân sang Triều Tiên.

Trong bài "Thời kỳ đầu cuộc Chiến tranh Triều Tiên" đăng trên Nguyệt san "Sử học" số 11 năm 2012, tác giả họ Thẩm cho biết vào tháng 7/1950 khi liên quân Mỹ đẩy lùi cuộc tấn công của Kim Nhật Thành và đẩy quân Triều Tiên rút về phía bắc, Kim Nhật Thành kêu gọi Trung Quốc chi viện.

Lúc này, Mao Trạch Đông thấy rất bức bách và tính toán cử tướng nào chỉ huy sang giúp Triều Tiên.

Tướng Vương Á Chí, khi đó là Cục trưởng Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu PLA, nói chỉ có 6 tướng là Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Từ Hướng Tiền, Túc Dụ và Trần Canh có thể đảm nhiệm chức Tư lệnh sang giúp Triều Tiên.

Lưu Bá Thừa, Trần Canh, Từ Hướng Tiền đều không tán thành đưa quân tham chiến. Tướng Từ lúc đó còn đang lâm bệnh.

bat ngo tru thu tuong chu an lai nhieu tuong linh tq phan doi xuat binh cuu trieu tien

Vĩ tuyến 38 chia cắt hai miền bán đảo, ảnh chụp năm 1950 (Nguồn: History.com)

Hàng loạt tướng lĩnh hàng đầu Trung Quốc thoái thác "viện Triều"

Trong hồi ký xuất bản năm 1962, tướng Ngô Tín Tuyền, nguyên Tư lệnh Tập đoàn quân 39, dẫn lời Cao Cương (vào đầu thập niên 1950 giữ chức Bí thư Cục Đông Bắc của trung ương ĐCSTQ, Chủ tịch Chính phủ nhân dân Đông Bắc, Phó chủ tịch Chính phủ nhân dân Trung Quốc, Tư lệnh kiêm Chính ủy quân khu Đông Bắc) nói: "Các đồng chí trung ương có ý kiến khác nhau về việc xuất quân chi viện Triều Tiên."

Ngay Mao Trạch Đông cũng nói: "Các đồng chí trong trung ương đều cho rằng việc đưa quân sang Triều Tiên phải rất thận trọng, khi đó duy chỉ có Chu Ân Lai đồng ý, còn lại không có ai đồng ý, kể cả Lâm Bưu, Túc Dụ, Bành Đức Hoài."

Khi được Mao triệu tới trao đổi ý kiến, Bành Đức Hoài nói: "Liên Xô thì phủi tay, trang bị vũ khí của chúng ta rất lạc hậu, hãy để cho Triều Tiên mất nước cho dù là đau khổ".

Tiếp đó, Mao yêu cầu Túc Dụ lên Bắc Kinh nhận nhiệm vụ. Nhưng Túc Dụ đã tìm cách thoái thác. Khi đó Túc Dụ là Tư lệnh Dã Chiến quân số 3 đang có kế hoạch tập trung 500.000 quân để giành lại Đài Loan từ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch.

Kế hoạch của tướng Túc đã trình Hội nghị toàn thể trung ương 3 Khóa 7 và đang thúc giục Bắc Kinh phê chuẩn. Ông không muốn đi vì lo ngại bỏ lỡ thời cơ thống nhất Đài Loan, nên đã cáo bệnh.

Mao Trạch Đông lại triệu Lâm Bưu tới giao nhiệm vụ Tổng chỉ huy, nhưng Lâm cũng thoái thác.

Trong hồi ký xuất bản năm 1989, Trương Hy - khi đó là Cục trưởng Cục quân huấn - cho biết Lâm Bưu phản đối đưa quân sang Triều Tiên.

Lâm Bưu cho rằng tương quan lực lượng giữa Trung Quốc với liên quân do Mỹ đứng đầu chênh lệch rất lớn, nếu phiêu lưu mạo hiểm "chỉ tự thiêu cháy mình, hậu quả rất khó lường".

Lâm cho rằng có thể đưa quân đi, nhưng không tham chiến. Lâm Bưu đặt câu hỏi: Nếu như đánh không thắng thì sao? Vì vậy, ông ta đã cáo bệnh từ chối chỉ huy.

Bành Đức Hoài tuy phản đối, nhưng cuối cùng vẫn nhận nhiệm vụ Tổng chỉ huy trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

bat ngo tru thu tuong chu an lai nhieu tuong linh tq phan doi xuat binh cuu trieu tien

Từ tháng 10/1950, Chí nguyện quân Trung Quốc (PVA) bắt đầu can thiệp chiến sự bán đảo và giúp Triều Tiên đẩy lùi liên quân quốc tế, đẩy lực lượng Mỹ/đồng minh trở về phía Nam vĩ tuyến 38 (Ảnh: History.com)

Lợi ích bất đồng mâu thuẫn bùng phát

Chỉ trong 3 tuần qua kể từ khi tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In nhậm chức (10/5/2017), Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ phóng thử tên lửa đạn đạo, mà lần mới nhất là Chủ nhật vừa qua, ngày 29/5.

Chỉ trích, lên án, cảnh cáo lẫn nhau đã bao trùm quan hệ Trung-Triều vì không còn lợi ích chung. Trung Quốc và Mỹ hợp tác cùng gây sức ép. Triều Tiên bất mãn, công khai chỉ trích Bắc Kinh "nhảy theo điệu nhạc của Mỹ".

Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA ngày 3/5 lần đầu tiên công khai cảnh cáo đích danh Trung Quốc "suy nghĩ kỹ tới hậu quả nghiêm trọng làm lung lay quan hệ Trung-Triều, vì đã làm tổn thương tới quyền tự chủ hợp pháp và tính tôn nghiêm của Triều Tiên."

KCNA cho rằng Triều Tiên bị phản bội, còn Trung Quốc đã tổn hại lợi ích chiến lược của chính mình. Bình Nhưỡng cho rằng Bắc Kinh "vong ơn bội nghĩa" đối với những cống hiến của Triều Tiên trong hơn 70 năm qua, trong vai trò "lá chắn" chống Mỹ bảo vệ an ninh cho Trung Quốc.

Trước đó KCNA hôm 23/4 đã có bài "Hãy suy nghĩ kỹ khi theo đuôi người khác", cảnh cáo Trung Quốc "đừng đánh giá sai ý chí của Triều Tiên, theo đuôi người khác, hãy chuẩn bị tư tưởng chuốc lấy hậu quả tai hại trong quan hệ với Triều Tiên".

Ngày 3/4 năm ngoái, Hội đồng quốc phòng Triều Tiên đã lên án gay gắt "một số nước đã quỳ gối cúi đầu trước Mỹ, về hùa với Mỹ để trừng phạt Triều Tiên", được cho là ám chỉ Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, các hãng truyền thông nhà nước như Tân Hoa Xã, Nhân Dân Nhật Báo, Thời báo Hoàn Cầu cũng chỉ trích Triều Tiên làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc, đồng thời mạnh mẽ kêu gọi "Không nên đeo đuổi mà phải từ bỏ gánh nặng Triều Tiên".

bat ngo tru thu tuong chu an lai nhieu tuong linh tq phan doi xuat binh cuu trieu tien

Báo chí Trung Quốc yêu cầu chấm dứt "Hiệp ước hữu nghị Trung – Triều" hai nước ký năm 1961, nếu Triều Tiên bị xâm lược thì sẽ không bao giờ lặp lại cuộc "kháng Mỹ viện Triều" như hồi thập niên 1950.

Xiakedao, một tài khoản công cộng do Nhân dân Nhật báo quản lý trên mạng Wechat của Trung Quốc, ngày 7/5 khơi lại vấn đề lịch sử để chỉ trích Triều Tiên:

"Nếu cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành không nôn nóng thống nhất thì chiến tranh Triều Tiên sẽ không nổ ra. Cuộc chiến này làm mấy chục vạn binh sĩ Trung Quốc hy sinh, gây căng thẳng quan hệ Trung-Mỹ hơn 20 năm, và làm Trung Quốc bỏ lỡ thời cơ thống nhất Đài Loan cho tới nay."

Những góc khuất về bất đồng mâu thuẫn trước đây bị che giấu, dịp này được báo chí Trung Quốc phanh phui, điều này cho thấy sự bùng phát mâu thuẫn hai nước không phải ngẫu nhiên mà âm ỉ từ lâu.

Nhà báo Kiều Tỉnh

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Tử vi hôm nay 12 con giáp 18/12/2024: Thìn chuẩn bị đón nhiều tin tốt lành trên đường tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 18/12/2024: Thìn chuẩn bị đón nhiều tin tốt lành trên đường tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 18/12/2024 Thìn chuẩn bị đón nhiều tin tốt lành liên quan đến vấn đề tài lộc. Nếu con giáp này vẫn chăm chỉ, chịu khó làm lụng thì sẽ không phải lo lắng không có tiền tiêu, không những thế còn tích lũy được một khoản.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 17/12/2024: Tuất may mắn ngập lối

Tử vi hôm nay 12 con giáp 17/12/2024: Tuất may mắn ngập lối

Tử vi hôm nay 12 con giáp 17/12/2024 tuổi Tuất có thể thử trò may rủi hoặc tìm may mắn trong những công việc phụ.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 16/12/2024: Ngọ tam hội giúp sức làm gì cũng may mắn

Tử vi hôm nay 12 con giáp 16/12/2024: Ngọ tam hội giúp sức làm gì cũng may mắn

Tử vi hôm nay 12 con giáp 16/12/2024 tam hợp giúp tuổi Ngọ luôn duy trì được sự nhiệt tình và hăng hái trong công việc. Con giáp này bắt tay vào làm việc ngay mà không hề chần chừ, do dự, dù đó là công việc khó khăn đi chăng nữa.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 15/12/2024: Thìn gặp nhiều hung họa

Tử vi hôm nay 12 con giáp 15/12/2024: Thìn gặp nhiều hung họa

Tử vi hôm nay 12 con giáp 15/12/2024 đem tới nhiều điều hung họa cho vận trình sự nghiệp của tuổi Thìn. Do vậy bản mệnh cần hết sức chú ý những kẻ cố tình tiếp cận mình, đó có thể là kẻ tiểu nhân đang tìm cách hãm hại.

Đọc nhiều

Đoàn các mục sư Tin lành quốc tế thăm điểm nhóm Tin lành Aquila

Đoàn các mục sư Tin lành quốc tế thăm điểm nhóm Tin lành Aquila

Ngày 4/12, Đoàn các mục sư Tin lành quốc tế do mục sư Bob Roberts, Chủ tịch Viện Liên Kết Toàn Cầu (IGE), Hoa Kỳ làm trưởng đoàn đã thăm điểm nhóm Tin lành Aquila (Quốc Oai, Hà Nội).
Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Phú Quốc cùng làm sạch môi trường

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Phú Quốc cùng làm sạch môi trường

Sáng 7/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, UBND phường An Thới tổ chức Lễ phát động thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn và hưởng ứng “Ngày vì môi trường Phú Quốc”. Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.
Vun đắp tình hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia

Vun đắp tình hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò là cầu nối hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đồng thời giúp thế hệ trẻ hai nước ngày càng hiểu biết, gắn bó với nhau.
GS.TS Ahn Kyong Hwan: Hà Nội là sao vàng trong tôi

GS.TS Ahn Kyong Hwan: Hà Nội là sao vàng trong tôi

LTS: Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức Cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi” dành cho người nước ngoài và kiều bào. Giải đặc biệt của cuộc thi đã được trao cho GS.TS Ahn Kyong Hwan, Công dân danh dự Thủ đô, với tác phẩm giàu cảm xúc mang tựa đề “Hà Nội là sao vàng trong tôi”. Dưới đây là nội dung bài viết của GS.TS Ahn Kyong Hwan được trao Giải đặc biệt vào tháng 10/2024:
Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Ngày 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5, (TP Phú Quốc, Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến tiếp ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Chiều 5/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 34 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 75 và 76 giữa hải quân hai nước. Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Phó Đô đốc May Dina, Chỉ huy trưởng Căn cứ biển Ream đồng chủ trì Hội nghị.
Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức được phát động vào ngày 22/11. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân.
Xin chờ trong giây lát...
Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu
Khám phá thành phố Đông Quản - quê hương của đồ chơi và xu hướng thời thượng
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Phiên bản di động