Bão số 7 đã suy yếu, bão số 8 giật cấp 11 đang tiến về Biển Đông
Ngọc Linh 10/10/2021 16:02 | Cần biết
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 13 giờ ngày 10/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Hải Phòng đến Nam Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km, suy yếu thành một vùng áp thấp và đi vào khu vực từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.
Vùng nguy hiểm trên biển trong 12 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật từ cấp 8): phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 107,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và sóng lớn.
Trong khi đó, cơn bão số 8 có tên Kompasu giật cấp 11 đang hướng về Biển Đông. Hồi 13 giờ hôm nay (10/10), vị trí tâm bão Kompasu ở khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 128,1 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.
![]() |
Dự báo đường đi của bão số 8 (Kompasu) |
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 11/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-dông (Philippines) khoảng 160km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km, tiếp tục mạnh thêm và đi vào Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 12/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 117,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 730km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 13.
Do ảnh hưởng của bão, từ đêm nay (10/10), ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, giật cấp 13; sóng biển cao từ 4,0-6,0m; biển động rất mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển đông: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 13 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 280km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 13.
Trong 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km, cường độ bão có xu hướng giảm.
Trước diễn biến phức tạp của các cơn bão gần đây, sáng 10/10, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống thiên tai, Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh: Công tác chỉ đạo ứng phó phải thiết thực, trực tiếp, nhất quán từ Chính phủ xuống các địa phương nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất do thiên tai gây ra.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý không được có tâm lý chủ quan trong công tác ứng phó. Đồng thời, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, các phương án ứng phó cơn bão tiếp theo đang ở ngoài Thái Bình Dương (khi vào Biển Đông sẽ trở thành cơn bão số 8). Rà soát, các công trình xung yếu, hệ thống đê điều, thủy lợi, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng xử lý khi có tình huống xảy ra...
Công tác phòng chống bão lũ, thiên tai phải đồng hành với phòng chống dịch COVID-19. Các địa phương cần triển khai ngay các phương án bảo đảm an toàn cho người dân đang di chuyển bằng phương tiện cá nhân, kể cả đi bộ từ các vùng dịch ở phía Nam ra Bắc.



Truyền hình
Đáng chú ý
EVN đã đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định để phục vụ SEA Games 31

Bài viết mới
Đại học Đà Nẵng tư vấn những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2022

ISC dự báo 3 kịch bản về đại dịch COVID-19 trong 5 năm tới

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.