e magazine
Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

08:00 | 11/10/2023

Đó là tinh thần chính trong bài trả lời phỏng vấn Thời Đại của Phó giáo sư, tiến sĩ, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương, Phạm Văn Linh về quan hệ Việt Nam - Lào trong hợp tác xây dựng nền tảng tư tưởng và xây dựng Đảng.
Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

Đó là tinh thần chính trong bài trả lời phỏng vấn Thời Đại của PGS.TS, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương, Phạm Văn Linh về quan hệ Việt Nam - Lào trong hợp tác xây dựng nền tảng tư tưởng và xây dựng Đảng.

Ông nói: Chủ trương chung của Việt Nam và Lào là đưa quan hệ chính trị hai đảng tiếp tục đi vào chiều sâu, giữ vai trò nòng cốt và định hướng tổng thể của quan hệ hai nước hiện tại và trong tương lai. Quan điểm này được xây dựng dựa trên quan hệ đặc biệt truyền thống và được hình thành từ sự đồng thuận, chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư hai nước, xuyên suốt từng năm, từng nhiệm kỳ và các giai đoạn phát triển.

Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

Hàng năm, Bộ Chính trị của hai nước thường xuyên duy trì các kênh liên lạc. Trên cơ sở cụ thể hoá những thoả thuận cấp cao giữa Ban Bí thư, Chính phủ hai nước sẽ xây dựng và ban hành các kế hoạch thực hiện trong các lĩnh vực gắn với những thời điểm cụ thể, bối cảnh cụ thể.

Đơn cử như trong năm 2021, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào; phối hợp tổ chức thành công Đại hội của mỗi đảng; tổ chức các cuộc điện đàm giữa các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt của hai Đảng, hai nước. Nhiều chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hai bên dành cho nhau.

Trong quan hệ chính trị của hai Đảng thì công tác xây dựng nền tảng tư tưởng, cơ sở lý luận và xây dựng Đảng được quan tâm cao độ, thường xuyên, sâu rộng nhất.

- Thưa ông công tác phối hợp xây dựng cơ sở lý luận chính trị của hai Đảng được triển khai như thế nào?

Hoạt động được quan tâm đặc biệt nhất là trước các dịp đại hội Đảng, hai bên sẽ có những chương trình tổng thể và chi tiết phối hợp xây dựng văn kiện; thảo luận về những vấn đề mới, vấn đề lớn. Ngoài ra, hai bên thường xuyên tổ chức các chương trình, đề án, hoạt động dài hạn, ngắn hạn, định kỳ, không định kỳ ở các cấp ngành, quy mô khác nhau để bàn về các vấn đề về lý luận, lãnh đạo.

Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

Qua chia sẻ kinh nghiệm lý luận thực tiễn, chúng ta có thể nhận rõ những giá trị về nhận thức chung đã được Đảng Nhân dân cách mạng Lào áp dụng như: lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Kaysone Phomvihane là nền tảng lý luận; áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đoàn kết trên cơ sở chủ trương đường lối và Điều lệ Đảng; lấy dân làm gốc, trung thành với nhân dân; áp dụng nguyên tắc phê bình và tự phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng…

Những điều đó đã góp phần tăng cường, củng cố sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong quá trình đổi mới, công tác lý luận của đảng, phát triển kinh tế thị trường, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, xây dựng nhà nước pháp quyền…

- Trong công tác xây dựng trong công tác xây dựng nền tảng tư tưởng của hai Đảng, hai bên có những hợp tác trọng điểm nào, thưa ông?

Trong hợp tác hai bên về lĩnh vực này có rất nhiều hoạt động, nhiều cấp độ, nhiều nội dung, đều được tổ chức khoa học, hiệu quả. Phải khẳng định rằng mục tiêu quan trọng nhất, đồng thời cũng đã đạt kết quả tốt nhất là thống nhất nhận thức về vai trò của đảng cầm quyền duy nhất. Tại Lào, Đảng Nhân dân cách mạng Lào được xác định là đảng cầm quyền duy nhất. Điều này được hiểu là vai trò lãnh đạo hạt nhân của Đảng trong hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, lãnh đạo toàn dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Trong định hướng phát triển, Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã nêu mục tiêu: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm ổn định chính trị vững chắc…”.

- Xin ông cho biết về công tác đào tạo cán bộ đã được phối hợp như thế nào trong thời gian qua?

Công tác cán bộ là việc nội bộ nên chúng ta chủ yếu hợp tác về lý luận và kinh nghiệm trong những vấn đề cụ thể. Ví dụ vấn đề chống tham nhũng, giáo dục đạo đức lối sống cho cán bộ đảng viên… như thế nào? Hoặc Việt Nam đã và đang giải quyết những thách thức gì về công tác nhân sự?... Từ đó, phía bạn tham khảo, lựa chọn để vận dụng.

Một số nguyên tắc đào tạo cán bộ, đảng viên được Lào đã cụ thể hoá những nhận thức chung của hai bên, như: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên bắt nguồn từ việc đào tạo họ hiểu biết sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ kế cận phải gắn với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, phù hợp với cơ cấu, yêu cầu, thực hiện theo hướng trẻ hoá, có người kế cận vững chắc và liên tục; công tác đào tạo phải lấy chất lượng làm gốc, đào tạo liên tục và có hệ thống, kết hợp đào tạo tại học viện và cơ sở.

Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

- Việc vận dụng các quan điểm các quan điểm chung vào thực tiễn ở nước bạn được đánh giá thế nào, thưa ông?

Nhìn chung là các bạn đã cụ thể hóa các quan điểm này bằng những chỉ thị, nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của Đảng. Có thể nêu một số điểm chính là: Về quốc phòng an ninh, Lào chủ trương nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền, giữ vững ổn định chính trị và an ninh xã hội; thực hiện đường lối quốc phòng - an ninh toàn dân; tăng cường vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng đối với quân đội; xây dựng lực lượng quân đội trong sạch, vững mạnh, kỷ luật, hiện đại.

Với nhiệm vụ phát triển kinh tế, trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực và tiềm năng, xây dựng ngành sản xuất mũi nhọn và dịch vụ vững mạnh, bảo đảm sự phát triển bền vững và tự chủ; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước chủ chốt; khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, hợp tác xã, dịch vụ, ngành, nghề truyền thống; giải quyết các khó khăn về ngân sách tài chính và nợ công; sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tăng cường bảo vệ và giải quyết các vấn đề về môi trường…

Trong lĩnh vực đối ngoại, chủ trương của Lào là tiếp tục kiên định đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, hữu nghị, hợp tác để phát triển và lấy ngoại giao phòng ngừa là phương châm quan trọng.

Đặc biệt đối với Việt Nam, tiếp tục phát huy “quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện” đi vào chiều sâu, phấn đấu đưa quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại tương xứng với quan hệ hợp tác về chính trị và an ninh…

Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

- Trân trọng cảm ơn ông!

Trâm Anh - Hoàng Mạnh thực hiện

Đồ họa: Tào Đạt

Trâm Anh - Hoàng Mạnh thực hiện

Tin bài liên quan

Hà Nội tìm cơ hội hợp tác đa lĩnh vực ở Australia

Hà Nội tìm cơ hội hợp tác đa lĩnh vực ở Australia

Từ ngày 31/3-03/4, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Australia. Chuyến thăm nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Hà Nội và các thành phố của Australia.
Cần Thơ - Sán Đầu (Trung Quốc): Quan tâm phát triển công nghệ AI

Cần Thơ - Sán Đầu (Trung Quốc): Quan tâm phát triển công nghệ AI

Chiều 30/3, bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) do ông Bành Thông Ân, Phó Thị trưởng thành phố dẫn đầu.
Thủ tướng: Hợp tác Việt Nam – Brazil không có giới hạn, không có cản trở

Thủ tướng: Hợp tác Việt Nam – Brazil không có giới hạn, không có cản trở

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, trưa 29/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva cùng dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Brazil.

Tin mới

Giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Burundi

Giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Burundi

Chuyến thăm của Tổng thống Burundi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Tối 4/4/2025, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Tin khác

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone từ trần

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone từ trần

Được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
Tổng thống Brazil kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Tổng thống Brazil kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Chiều 29/3, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27-29/3/2025.
Động lực mới cho hợp tác thực chất Việt Nam - Bỉ

Động lực mới cho hợp tác thực chất Việt Nam - Bỉ

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Nhà Vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 - 4/4/2025. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Hoàng gia Bỉ tới Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973.
Phiên bản di động