e magazine
Bài 2: Hướng về Đất mẹ

00:00 | 20/10/2022

Khi non sông cất tiếng gọi những Đoàn viên thanh niên đang ở Nga đã gửi gắm về đất mẹ những gì mình đang có.

Bài 2: Hướng về Đất mẹ

ĐẤU TRANH CHỦ QUYỀN

Nhận được thông tin vào ngày 17-18/5 thông qua trang Facebook của Hội người Việt tỉnh Prymorye và thông báo của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok về việc quyên góp ủng hộ kinh phí đóng “xuồng chủ quyền” tặng huyện đảo Trường Sa, Lê Nguyễn Thành Lân (Đại học Hàng hải Đô đốc Nevelskoy) cùng Ban chấp hành Liên Chi đoàn thành phố Vladivostok triển khai vận động quyên góp trực tiếp ủng hộ biển đảo quê hương. Từ sáng sớm, Lân cùng các bạn tới từng khu chợ ở thành phố Vladivostok, nơi người dân Việt Nam buôn bán để phổ biến thông tin và kêu gọi ủng hộ. “Toàn bộ danh sách và số tiền cộng đồng quyên góp đều được chúng ghi chép lại đầy đủ. Số tiền 37 triệu đồng được Hội người Việt tỉnh Prymorye gửi về Việt Nam”, - Thành Lân cho biết.

Bài 2: Hướng về Đất mẹ

Ảnh: Bạn Trịnh Quốc Vinh đi vận động quyên góp tại chợ người Việt tạiở thành phố Vladivostok, Nga ngày 20.3.2022 (Nguồn: Nhân vật cung cấp ).

Cũng nhận được lời kêu gọi, bạn Trịnh Quốc Vinh, cựu Nghiên cứu sinh Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông cho biết: “Thời điểm đó (tháng 3/2022), em cùng các bạn Lê Nguyễn Thành Lân (Đại học Hàng hải Đô đốc Nevelskoy) và Đặng Hữu Vinh (Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông) đến từng khu chợ đông bà con Việt Nam để quyên góp ủng hộ. Số tiền 37 triệu đồng được Hội người Việt tỉnh Prymorye gửi về Việt Nam”.

CHIA SẺ VỚI ĐỒNG BÀO

Bài 2: Hướng về Đất mẹ

Ảnh: Ngày hội sách “Chồi” trong chuỗi hoạt động “Mầm 2022” do nhóm thiện nguyện Vòng tay Việt-Nga tổ chức.(Nguồn: Vòng tay Việt-Nga ).

Ngày cuối tuần, thủ đô Moscow như nhộn nhịp hơn khi hàng trăm bạn trẻ tụ họp tại quán ăn Việt Nam tham gia Ngày hội sách “Chồi” trong chuỗi hoạt động “Mầm 2022” do nhóm thiện nguyện Vòng tay Việt-Nga tổ chức.

Hơn 1000 cuốn sách từ Moscow và các thành phố khác được gửi đến nhóm kèm theo những tình cảm yêu thương. Sau khi thu gom và phân loại, Trần Thị Vân Anh (sinh viên Đại học Kinh tế Nga mang tên Plekhanov) và các thành viên trong nhóm “Vòng tay Việt Nga” tiến hành bán sách online, tổ chức Ngày hội sách “Chồi”, để các bạn có cơ hội trao đổi sách trực tiếp và lan tỏa văn hóa đọc trong giới trẻ. Lợi nhuận thu về được dùng để quyên góp cho dự án “Nuôi em”, hỗ trợ kinh phí bữa ăn cho các học sinh vùng cao có bữa cơm no, tiếp thêm động lực để các em vươn lên trong học tập.

Sau khi “Chồi” kết thúc, gần 100 cuốn sách vẫn tiếp tục được gửi tới nhóm. “Toàn bộ sách được chúng em bảo quản tại ký túc xá. Tuy nhiên, không gian trong ký túc xá hạn chế và không sử dụng được sách là điều lãng phí. Do đó, chúng em đang có kế hoạch kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt Nam tại Nga để thành lập thư viện, phát triển văn hóa đọc sách cho các bạn trẻ tại Liên bang Nga”, - Vân Anh chia sẻ.

Bài 2: Hướng về Đất mẹ

Ảnh: Bạn trẻ Trần Thị Vân Anh - Trưởng nhóm thiện nguyện Vòng tay Việt-Nga (Nguồn: Ảnh do nhân vật cung cấp).

Bên cạnh “Chồi”, trong chuỗi sự kiện “Mầm 2022” còn diễn ra hoạt động “Vun” với mục đích bán đồ ăn Việt Nam và đêm nhạc “Thương”. Vẫn còn nhiều việc để các bạn trẻ Việt Nam tại Nga nỗ lực để có thể giúp đỡ ở mức độ cao nhất cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nơi quê nhà. Với Vân Anh và nhóm Vòng tay Việt Nga” chuỗi sự kiện “Mầm 2022” không thể thành công nếu thiếu sự chung tay góp sức của cộng đồng sinh viên tại Nga.

Nhóm Vòng tay Việt-Nga thành lập năm 2017. Mục đích lớn nhất của nhóm là giúp đỡ những người Việt có hoàn cảnh khó khăn và kết nối các sinh viên gần với nhau hơn, như: Quyên góp quần áo, dạy học cho các em nhỏ ở bệnh viện, tổ chức các chương trình tết Việt, quảng bá văn hóa và hình ảnh Việt Nam với bạn bè nước sở tại…

Cuộc sống sinh viên không dư dả song với sức trẻ, lưu học sinh tại Nga vẫn luôn dành sự quan tâm hướng về Tổ quốc, nỗ lực đóng góp những điều nhỏ bé gửi về quê hương Việt Nam. Với tinh thần “đồng hành cùng Tổ quốc” các bạn đoàn viên, thanh niên toàn Nga đã huy động được 155 triệu đồng gửi về “Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch COVID-19” của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trước đó, hưởng ứng chương trình “San sẻ yêu thương cùng miền Trung” do Trung ương Đoàn phát động, Ban Cán sự Đoàn đã quy góp được 150 triệu đồng để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ ở Miền Trung.

Bài 2: Hướng về Đất mẹ

Ảnh: Ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Nguồn: VOV)

Ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trân trọng cảm ơn nghĩa cử cao đẹp, tình cảm của tập thể đoàn viên, thanh niên Ban Cán sự Đoàn tại Liên bang Nga: “Với sức lan tỏa rộng lớn, mỗi đoàn viên ở nước ngoài đã vượt qua khó khăn của dịch bệnh trong giai đoạn này để cùng hướng về quê hương. Việc làm của các đoàn viên đã thể trách nhiệm, niềm tự hào của người Việt Nam đối với bạn bè quốc tế”.

Những nghĩa cử cao đẹp của các bạn trẻ tại Nga đã thắp sáng thêm “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, là sự kế thừa và phát triển truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam.

Bài: Hoàng Yến

Đồ họa: Nhung Nguyễn

Hoàng Yến

Tin bài liên quan

Sinh viên Việt Nam tại Nga tổ chức giải cầu lông chào mừng Ngày 30-4

Sinh viên Việt Nam tại Nga tổ chức giải cầu lông chào mừng Ngày 30-4

Chiến thắng hay giải thưởng ở một giải thi đấu mang tính giao lưu đối với các sinh viên, có lẽ không quá quan trọng. Điều chính yếu là các bạn đã có cơ hội gặp gỡ, vui vẻ cùng nhau và có thêm kỷ niệm về thời sinh viên được học tập, rèn luyện tại nước Nga tươi đẹp.
VUFO, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam tiếp tục phát triển quan hệ giao lưu nhân dân Việt – Nga

VUFO, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam tiếp tục phát triển quan hệ giao lưu nhân dân Việt – Nga

Sáng 25/11, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko.
Việt Nam – Liên bang Nga thúc đẩy giao thương và gia tăng kim ngạch nông sản

Việt Nam – Liên bang Nga thúc đẩy giao thương và gia tăng kim ngạch nông sản

Ngày 23/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức “Diễn đàn trực tuyến thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản, thủy sản Việt Nam - Liên bang Nga”.

Tin mới

Những Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Những Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Sau 2 năm triển khai, đã có 6 Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại 5 nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hungary, Đài Loan (Trung Quốc), Pháp, Séc. Đây là một điểm sáng trong việc lan toả tiếng Việt của Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN).
Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ

Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ

Daniel Nguyễn Hoài Tiến sinh ra và lớn lên tại quận Cam (California, Mỹ) trong một gia đình gốc Việt, nhưng anh không có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ. Bước ngoặt đến với Daniel vào thời điểm anh tham gia khóa học tiếng Việt tại Đại học California, San Diego. "Đó là bước ngoặt đầu tiên để tôi khám phá ngôn ngữ của cội nguồn mình", Daniel chia sẻ.

Tin khác

Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới

Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới

Với khoảng 6 triệu người Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối văn hóa giữa các thế hệ người Việt với quê hương. Cộng đồng người Việt đang tích cực đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương nơi họ sinh sống. Nhu cầu bảo tồn và phát huy tiếng Việt như một phần bản sắc dân tộc đang được chú trọng, với tiềm năng để ngôn ngữ này được công nhận chính thức tại nhiều quốc gia.
Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương

Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương

Tiến sĩ Trần Hồng Vân, biên phiên dịch tại trường Western Sydney và là thành viên dự án VietSpeech, một dự án của Đại học Charles, nghiên cứu về kỹ năng ngôn ngữ và duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ em gốc Việt ở Australia, từng xúc động chia sẻ: "Cảm giác rất tuyệt vời khi sinh sống ở nước ngoài mà mình được nghe con nói "Mẹ ơi". Với chị, mỗi lời cô con gái Ivy nói bằng tiếng Việt là một niềm vui khó tả, là sự gắn kết thiêng liêng giữa các thế hệ và nguồn cội.
Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ngày 7/10, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka tổ chức buổi lễ ra mắt “Trung tâm Việt Nam học”.
Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong giáo dục đang mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Từ các ứng dụng học ngôn ngữ đến lớp học trực tuyến, công nghệ đang trở thành công cụ đắc lực giúp thế hệ trẻ kiều bào giữ gìn và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuận tiện và hiệu quả.
Phiên bản di động