Asean cần có luật riêng để cân bằng sức mạnh hàng hải ở Biển Đông
Trang tin The Malaysian Reserve dẫn lời ông Hazrine Mohd Taib - quan chức cấp cao của Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) - ngày 17-3 kêu gọi Malaysia và các nước ASEAN cần đánh giá lại luật hàng hải của mình nhằm duy trì sự ổn định và an ninh ở Biển Đông sau khi Trung Quốc ban hành luật hải cảnh mới.
Ông Hazrine Mohd Taib. Ảnh: THE MALAYSIAN RESERVE |
Phát biểu tại diễn đàn trực tuyến do cơ quan nghiên cứu Projek Pertiwi và Trường Cao đẳng Phòng thủ Lực lượng Vũ trang Malaysia tổ chức hôm 17-3, ông Hazrine cho biết luật hải cảnh mới của Trung Quốc “cho phép lực lượng hải cảnh nước này nổ súng vào các tàu nước ngoài, phá hủy các cấu trúc hoặc thực thể, cũng như tiến hành mọi biện pháp cần thiết bao gồm cả sử dụng vũ khí tại vùng biển Bắc Kinh yêu sách chủ quyền”.
Ông Hazrine nhấn mạnh: “Như chúng ta đã biết, Biển Đông có thể trở thành một điểm nóng tiềm tàng. Do đó, để xử lý các tình huống như vậy, các luật mới và SOP, đặc biệt là đối với tàu của RMN và lực lượng tuần duyên của chúng tôi, cần được đánh giá lại nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì hiện trạng tại khu vực”.
The Malaysian Reserve cũng dẫn lời ông Collin Koh - nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore). Tiến sĩ Collin Koh cho rằng, luật pháp phù hợp sẽ cho phép các nước ASEAN có khuôn khổ pháp lý để bảo vệ bờ biển của riêng mình, trực tiếp ứng phó với luật Hải cảnh của Trung Quốc.
Điều này sẽ cho phép ASEAN đưa ra các phản ứng đối với bất kỳ tình huống trên biển nhằm ứng phó với các động thái từ phía Trung Quốc.
Một tàu sân bay cùng các tàu khu trục nhỏ và tàu ngầm của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông hồi năm 2020. (Nguồn: AP) |
Theo ông Koh, Trung Quốc và Mỹ là hai nhân tố lớn nhất trong quá trình quân sự hóa tại khu vực Biển Đông. Điều này càng được thấy rõ trong thời gian gần đây khi hai bên đưa ra hàng loạt các động thái cùng phản ứng đối phó.
Trong khi đó, Tiến sỹ Natalie Sambhi, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Verve cho rằng, không phải tất cả các nước thành viên ASEAN đều đồng ý về các quy định của đạo luật trên.
Tuy nhiên, theo bà, một số quốc gia có thể cùng thảo luận và thẳng thắn thừa nhận đây là cách tiếp cận của mình về hợp tác bảo vệ bờ biển và hợp tác hải quân cũng như đối thoại để so sánh và đối chiếu đâu là thế mạnh, đâu là bài học kinh nghiệm.
Việt Nam nhất trí đề cao tuân thủ luật pháp Quốc Tế ở Biển Đông Ngày 24-2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã hội đàm trực tuyến với Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi. |
Mỹ có động thái mạnh mẽ với Trung Quốc ở Biển Đông Ngày 14.1, cả Bộ Ngoại giao lẫn Bộ Thương mại của Mỹ đều có các động thái mạnh mẽ đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. |
Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 10: Thảo luận phương hướng đẩy mạnh hơn nữa hợp tác biển ASEAN Sáng ngày 15/12/2020, Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) lần thứ 10 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp, với sự tham dự của đại diện các nước ASEAN, đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội, Ban thư ký ASEAN, cùng các Bộ ngành liên quan của Việt Nam. |