Iran dọa nâng mức làm giàu uranium, Tổng thống Trump lập tức đáp trả

08:01 | 08/07/2019

Iran cho biết vào 7/7, sẽ sớm tăng cường dự trữ uranium trên mức giới hạn của thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau những  áp lực buộc Tehran phải đàm phán lại thảo thuận, phải cảnh báo ‘Hãy cẩn thận đấy’.
Iran lên án lệnh trừng phạt của Mỹ là “hành động khủng bố” "Iran có nhiệm vụ bắt giữ một tàu chở dầu của Anh" Iran nổi giận khi Anh bắt giữ tàu chở dầu theo yêu cầu của Mỹ
cang nhu day dan iran tuyen bo san sang lam giau uranium o muc do cao hon
Từ trái qua phải: Người phát ngôn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi, phát ngôn viên chính phủ Ali Rabiei và Thứ trưởng Ngoại giao Abbas Araghchi trong buổi họp báo ở phủ tổng thống tại Tehran hôm 7/7. Ảnh: AFP.

Coi đây là một dấu hiệu căng thẳng đang gia tăng, Pháp, Đức và Anh - tất cả các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân 2015 - bày tỏ lo ngại về hành động của Tehran, nỗ lực mới nhất để buộc phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt tàn phá nền kinh tế Iran.

Trong một cuộc họp báo trực tiếp, các quan chức cấp cao của Iran đe dọa sẽ vi phạm thỏa thuận hơn nữa, nói rằng Tehran sẽ tiếp tục vượt qua giới hạn dự trữ uranium trong thỏa thuận của mình sau mỗi 60 ngày trừ khi các bên châu Âu tham gia thỏa thuận bảo vệ nó khỏi các lệnh trừng phạt do TT Trump áp đặt.

Behrouz Kamalvandi, phát ngôn viên của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, cho biết, đã chuẩn bị đầy đủ để làm giàu uranium ở mọi cấp độ và với bất kỳ số lượng nào.

Sau vài giờ nữa, quy trình kỹ thuật sẽ kết thúc và bắt đầu làm giàu uranium trên ngưỡng 3,67%, ông nói thêm, đề cập đến giới hạn được đặt ra trong thỏa thuận năm 2015.

Nói chuyện với các phóng viên khi ông rời Morristown, New Jersey, TT Trump đã cảnh báo Tehran “nên cẩn thận. Nếu các bạn làm giàu uranium vì bất cứ lý do gì, đều không là điều tốt. Họ nên hành động cẩn trọng hơn thì hơn.”

Iran “đang làm rất nhiều điều tồi tệ”, TT Trump nhấn mạnh nhưng không nói gì thêm. “Họ muốn có quyền có được vũ khí hạt nhân. Iran sẽ không bao giờ có vũ khí hạt nhân,” ông nói thêm.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết bước đi này cực kỳ nguy hiểm và được thiết kế để tạo ra bom nguyên tử, và một lần nữa kêu gọi châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt trừng phạt đối với Tehran.

Iran đã phủ nhận mọi ý định phát triển vũ khí hạt nhân.

Theo thỏa thuận, hầu hết các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Tehran đã được dỡ bỏ để đổi lấy những hạn chế lên chương trình hạt nhân của nước này.

Yêu cầu chính của Iran - trong các cuộc đàm phán với các bên châu Âu về thỏa thuận và là tiền đề cho bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mỹ - là sẽ được phép buôn bán dầu mỏ tự do trước khi Washington rút khỏi thỏa thuận và khôi phục lệnh trừng phạt.

Căng thăng quân sự leo thăng khi Washington đổ lỗi cho Tehran về các cuộc tấn công vào tàu chở dầu và Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ.

Các nước châu Âu, tuy phản đối TT Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân JCPOA, cho đến nay đã không thể cứu vãn được thỏa thuận này bằng cách bảo vệ nền kinh tế Iran khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ, khiến nền công nghiệp dầu mỏ của nước này phải chịu thiệt hại hàng tỷ USD.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên án quyết định của Iran về hành vi vi phạm thỏa thuận, dù chính Mỹ đã đơn phương rút khỏi JCPOA hồi năm ngoái.

“Iran phải ngay lập tức dừng lại và đảo ngược các hoạt động của mình”, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Anh Anh cho biết hôm Chủ nhật.

Liên minh châu Âu mạnh mẽ kêu gọi Iran ngừng các hành động vi phạm thỏa thuận, nói rằng họ đã liên lạc với các bên khác và có thể thành lập một ủy ban để kiểm tra vấn đề này.

Reuters trích lời Jon Alterman, giám đốc Chương trình Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết, chính phủ Iran đang cố gắng tạo ra một cuộc khủng hoảng nhằm thúc đẩy một cuộc đàm phán đa phương mà không gây ra chiến tranh.

Cơ hội cho đàm phán?

Đúng là Iran đã giành ra một cơ hội để các bên đàm phán, tờ Reuters nhận xét.

Tất cả các biện pháp được thực hiện để thu hẹp lại các cam kết của Iran đối với thỏa thuận này là có thể đảo ngược lại nếu các thành viên của hiệp ước (các nước châu Âu) hoàn thành nghĩa vụ của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Mohammad Javad Zarif đã viết trên trang Twitter vào 7/7.

Theo một nguồn tin tại văn phòng TT Pháp Macron cho biết, cơ chế giải quyết tranh chấp của thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ không được kích hoạt ngay bây giờ, ít nhất là phải sau ngày 15/7. Trong thời gian này, Chính phủ Pháp sẽ cố gắng khiến tất cả các bên đàm phán trở lại.

Cái gọi là “cơ chế giải quyết tranh chấp” có nghĩa là, nếu các cuộc đàm phán không thành công, Liên Hiệp Quốc sẽ lại áp các biện pháp trừng phạt lên Iran.

Daniel Byman, thành viên cao cấp về chính sách đối ngoại tại Viện Brookings, cho biết Iran đã thực hiện một hành động cân bằng khéo léo.

“Bước này là để cho người dân trong nước thấy rằng Iran đang đứng trước áp lực của Mỹ. Nó cũng để truyền đạt một cảm giác rủi ro cho người dân châu Âu rằng Iran có thể gây ra một cuộc khủng hoảng,” ông nói.

Theo Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân được ký giữa Tehran và 6 cường quốc hồi năm 2015, việc làm giàu uranium của Iran bị giới hạn ở mức tối đa là 3,67%, vừa đủ để sản xuất năng lượng và thấp hơn nhiều so với mức hơn 90% để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Người phát ngôn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi cho hay Iran sẽ làm giàu uranium để sử dụng trong việc cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện Bushehr của mình, lên mức 5%, xác nhận những gì Reuters đưa tin hôm thứ 6/7.

Áp lực lên châu Âu

Các thanh sát viên của cơ quan giám sát hạt nhân của Mỹ đang ở Iran sẽ báo cáo lại sau khi họ kiểm tra Tehran đã làm giàu uranium ở mức độ tinh khiết cao hơn mức cho phép theo thỏa thuận.

Mối quan hệ căng thẳng giữa Tehran và Washington đã xấu đi từ tháng 5/2018 khi TT Trump rút khỏi thỏa thuận, đã được ký trước khi ông nhậm chức, và đưa ra các biện pháp trừng phạt, tuyên bố thỏa thuận là không đủ và không giải quyết chương trình tên lửa của Iran hoặc chính sách của họ ở Trung Đông.

Tehran cho biết chương trình tên lửa của họ chỉ để phòng thủ.

Theo quy trình tranh chấp, Iran có thể viện vào việc Mỹ đơn phương rút hỏi thỏa thuận và chiến dịch trừng phạt của Washington, và coi nó như là căn cứ để ngừng thực hiện các cam kết của mình.

Các nước châu Âu đã thất bại trong việc duy trì các cam kết của mình và họ cũng chịu trách nhiệm, tổ chức đàm phán hạt nhân cấp cao của Iran Abbas Araqchi, nhấn mạnh tại một cuộc họp báo ở Tehran./.

Xem thêm

cang nhu day dan iran tuyen bo san sang lam giau uranium o muc do cao hon Tổng thống Trump lại cảnh cáo Iran "chơi với lửa"

Iran vào hôm 1/7 tuyên bố, đã vượt quá giới hạn về trữ lượng uranium làm giàu thấp theo thỏa thuận hạt nhân ký với ...

cang nhu day dan iran tuyen bo san sang lam giau uranium o muc do cao hon Iran tuyên bố vĩnh viễn đóng "cánh cửa" ngoại giao với Mỹ

Iran vừa tuyên bố các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt đối với Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei và các quan chức ...

cang nhu day dan iran tuyen bo san sang lam giau uranium o muc do cao hon Mỹ ào ạt tấn công mạng, Iran lập "tường lửa" nghênh chiến

Trước thông tin bị Mỹ tấn công mạng, quan chức Iran khẳng định đối phương chưa từng vượt qua được "tường lửa" an ninh.

Mai Anh (theo Reuters)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/iran-doa-nang-muc-lam-giau-uranium-tong-thong-trump-lap-tuc-dap-tra-81853.html

In bài viết