Tổng thống Trump lại cảnh cáo Iran "chơi với lửa"

10:47 | 02/07/2019

Iran vào hôm 1/7 tuyên bố, đã vượt quá giới hạn về trữ lượng uranium làm giàu thấp theo thỏa thuận hạt nhân ký với các quốc gia năm 2015 mà Mỹ rút lui hồi năm ngoái. Ngay lập tức Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lời cảnh báo Teheran đang chơi với lửa.
Ông Trump dọa 'xóa sổ,' Iran đáp trả ‘thiểu năng trí tuệ’ Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi đồng minh NATO đối phó với Iran Iran tuyên bố vĩnh viễn đóng "cánh cửa" ngoại giao với Mỹ
tong thong trump canh cao iran lam giau uranium la dang choi voi lua

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Thông báo của Teheran đã đánh dấu bước đầu tiên vượt ra ngoài các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân có tên JCPOA kể từ khi Mỹ đơn phương rút lui hơn một năm trước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nói hành động này không vi phạm hiệp định, và Iran đang thực hiện quyền phản ứng trước những hành động của Mỹ.

Tuy nhiên, bước đi có thể gây ra những hậu quả ngoại giao sâu rộng tại thời điểm các nước châu Âu đang cố gắng kéo Mỹ và Iran trở lại bàn đàm phán. Tuyên bố này xuất hiện chưa đầy hai tuần sau khi TT Trump nói rằng ông đã hủy bỏ ra lệnh không kích vào Iran.

Hãng tin Fars của Iran, đã báo cáo kho dự trữ uranium của nước này hiện đã vượt qua giới hạn 300 kg (661 lb) được cho phép theo thỏa thuận.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), giám sát chương trình hạt nhân Iran theo thỏa thuận, đã xác nhận Tehran đã vi phạm giới hạn.

TT Trump, khi được hỏi ông có lời nhắn nào cho Iran không, nói: “Không có tin nhắn nào với Iran. Họ biết những gì họ làm. Họ biết họ đang đùa giỡn với cái gì, và tôi nghĩ họ đang chơi với lửa.”

Trước đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham trong một tuyên bố cho biết họ sẽ tiếp tục duy trì sức ép tối đa lên Iran, cho đến khi các nhà lãnh đạo của họ thay đổi chính sách.

Tuy nhiên, Daryl Kimball, giám đốc điều hành của Hiệp hội kiểm soát vũ khí cho biết, không có tiêu chuẩn quốc tế nào cấm Iran làm giàu uranium.

Các cường quốc châu Âu, những quốc gia vẫn tham gia thỏa thuận và đã cố gắng giữ đúng vị trí, kêu gọi Iran không thực hiện các bước tiếp theo. Nhưng họ đã trì hoãn việc tuyên bố thỏa thuận vô hiệu hoặc các biện pháp trừng phạt của riêng mình.

“Chúng tôi KHÔNG vi phạm thỏa thuận,” Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif viết trên trang Twitter, đề cập đến thỏa thuận bằng từ viết tắt cho tiêu đề chính thức của nó.

Ông đề cập đến một đoạn của thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp khi có vi phạm.

“Ngay sau khi cá nước E3 tuân thủ nghĩa vụ của họ, chúng tôi sẽ hàng động tương tự”, ông nói, đề cập đến 3 cường quốc châu Âu Anh, Đức và Pháp. Iran đã yêu cầu họ đảm bảo quyền tiếp cận thương mại thế giới theo đúng thỏa thuận đã ký.

Động thái này là một phép thử các nước châu Âu sau khi các quan chức Pháp, Anh và Đức đã hứa sẽ có một phản ứng ngoại giao mạnh mẽ nếu Iran vi phạm thỏa thuận.

Những nước châu Âu, phản đối quyết định hồi năm ngoái của TT Trump khi từ bỏ thỏa thuận, đã kêu gọi Iran tuân thủ giới hạn đối với các kho dự trữ nước nặng và uranium đã làm giàu của nước này.

Bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt cho biết Anh muốn thỏa thuận mang tính bước ngoặt được giữ nguyên “vì chúng tôi không muốn Iran có vũ khí hạt nhân. Nhưng nếu Iran phá vỡ thỏa thuận đó thì chúng tôi cũng sẽ rời khỏi thỏa thuận.”

Iran tuyên bố họ không rời khỏi thỏa thuận nhưng không thể tuân thủ các điều khoản của mình vô thời hạn, đến chừng nào các lệnh trừng phạt mà TT Trump áp đặt vẫn tước đi những lợi ích kinh tế của nước này. Điều mà Iran đáng lẽ không phải chịu khi chấp nhận kiềm chế chương trình hạt nhân.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres nói: Một hành động như vậy của Iran sẽ không giúp bảo vệ thỏa thuận, cũng không bảo đảm lợi ích kinh tế hữu hình cho người dân Iran. Ông cũng nói thêm mọi mâu thuẩn nên giải quyết bằng cơ chế của thỏa thuận.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhấn mạnh các nước châu Âu nên có hành động theo đúng các cam kết của họ, và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran.

Chiến tranh kinh tế

Iran cho biết hồi tháng 5 sẽ tăng tốc độ sản xuất uranium đã làm giàu để đáp trả lại việc chính quyền Trump thắt chặt mạnh các lệnh trừng phạt đối với tháng đó. Giờ đây, Washington tuyên bố những quốc gia mua dầu của Iran, sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tehran gọi đây là cuộc chiến kinh tế được thiết kế để làm kiệt quệ nền kinh tế và buộc người dân phải đối mặt với nạn đói.

Trong hai tháng kể từ khi các lệnh trừng phạt được siết chặt, cuộc đối đầu quân sự đã diễn ra, trong đó Washington đổ lỗi cho Tehran về các cuộc tấn công vào tàu chở dầu và Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ.

tong thong trump canh cao iran lam giau uranium la dang choi voi lua
Một trong hai tàu chở dầu bị tấn công trên vịnh Oman hôm 13/6 Ảnh: AFP

Thỏa thuận hạt nhân áp đặt các giới hạn cả về lượng uranium mà Iran có thể nắm giữ và mức độ tinh khiết của nó có thể là bao nhiêu, các ngưỡng dự định kéo dài thời gian Tehran cần để chế tạo thành công bom hạt nhân.

Ông Zarif cho biết động thái tiếp theo của Iran sẽ là làm giàu uranium ở cấp độ trên 3,67% được cho phép theo thỏa thuận, một ngưỡng mà trước đó, Tehran đã tuyên bố sẽ vượt qua vào ngày 7/7.

Các động thái của Iran cho đến nay dường như là một thử nghiệm có tính toán của các cơ chế thực thi thỏa thuận và phản ứng ngoại giao của các nước.

Các nước châu Âu nói rằng họ muốn giúp Iran thúc đẩy nền kinh tế. Nhưng cho đến nay, những nỗ lực của châu Âu đã thất bại, với việc Iran bị xa lánh các thị trường dầu mỏ và các công ty nước ngoài lớn từ bỏ kế hoạch đầu tư vì sợ phạm luật của Mỹ.

Ông David Albright, cựu thanh tra viên hạt nhân của Liên Hiệp Quốc, người có liên hệ với các quan chức châu Âu về thỏa thuận hạt nhân Iran, nói rằng trong khi Anh, Đức và Pháp tức giận Iran đã phá vỡ mức trần 300kg dự trữ uranium, nhưng vi phạm không đủ nghiêm trọng để áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế ngay lập tức.

Ông cho rằng: “Họ đang theo dõi, vì những vi phạm nghiêm trọng có thể chỉ ra Iran đang quay trở lại đường đua phát triển vũ khí hạt nhân mà CIA và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế xác định Tehran đã từ bỏ năm 2003.” Iran phủ nhận họ có chương trình như vậy.

Cuộc đối đầu đã đặt Mỹ vào vị trí yêu cầu các nước châu Âu đảm bảo Iran tuân thủ một thỏa thuận mà chính Washington đã rút lui. TT Trump lập luận một số điều khoản của thỏa thuận này quá yếu vì chúng không phải là vĩnh viễn và không bao gồm các vấn đề phi hạt nhân như chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.

Washington nói rằng các biện pháp trừng phạt nhằm mục đích đẩy Tehran trở lại bàn đàm phán. Iran lại nói họ không thể nói chuyện khi Washington đang bỏ qua thỏa thuận đã ký kết.

Israel, vốn coi chương trình hạt nhân Iran là mối đe dọa hiện hữu, đã ủng hộ đường lối cứng rắn của TT Trump, cũng như các đồng minh của Mỹ trong số các quốc gia Ả Rập giàu có ở vùng Vịnh, coi Iran là kẻ thù và được hưởng lợi từ việc dầu của Iran bị hắt hủi trên thị trường.

Xem thêm

tong thong trump canh cao iran lam giau uranium la dang choi voi lua Mỹ ào ạt tấn công mạng, Iran lập "tường lửa" nghênh chiến

Trước thông tin bị Mỹ tấn công mạng, quan chức Iran khẳng định đối phương chưa từng vượt qua được "tường lửa" an ninh.

tong thong trump canh cao iran lam giau uranium la dang choi voi lua Tướng Iran: Mỹ khai chiến, Trung Đông sẽ bị hủy diệt

Thiếu tướng Iran Abolfazl Shekarchi nói với hãng tin TASnim: "Nếu kẻ thù, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh trong khu vực, phạm ...

tong thong trump canh cao iran lam giau uranium la dang choi voi lua Iran cảnh báo chiến tranh, Tổng thống Trump kêu gọi đàm phán

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm 23/6 rằng, ông không tìm kiếm chiến tranh với Tehran sau khi một chỉ huy quân sự ...

Mai Anh (theo Reuters)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tong-thong-trump-lai-canh-cao-iran-choi-voi-lua-81371.html

In bài viết