Truyền thông có thể hỗ trợ khởi nghiệp như thế nào?

07:09 | 23/05/2019

Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó bao gồm việc phổ biến kiến thức về khởi nghiệp, kiểm chứng và cung cấp thông tin chính thức, quảng bá sản phẩm, kết nối đầu tư, kêu gọi đối tác...
Start-up Việt vô địch khởi nghiệp toàn cầu, "ẵm trọn" 1 triệu USD giải thưởng Vay vốn khởi nghiệp cần đáp ứng 5 điều kiện Shark Linh hé lộ rót vốn đầu tư khởi nghiệp bằng ... niềm tin

Đó là những ý kiến đáng chú ý được chia sẻ tại hội thảo khoa học "Truyền thông nhằm quảng bá các điển hình khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp" vừa được tổ chức với sự tham gia của các nhà báo, các chuyên gia truyền thông, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước và một số doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) điển hình.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Công Tú, Trưởng phòng Khoa học Xã hội của VTV2 khẳng định vai trò tiên phong của truyền hình trong công tác truyền thông cho khởi nghiệp. Tuy vậy, theo ông Tú, những năm gần đây, truyền hình đang gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với mạng xã hội (MXH).

Ông Tú cho hay: Truyền hình và MXH có điểm chung là sử dụng video làm phương tiện truyền thông, nhưng truyền hình với tư cách là cơ quan ngôn luận nên nguồn tin phải được kiểm định chặt chẽ. Trong khi đó, MXH có nhiều nguồn tin không được kiểm định, dễ dẫn tới thông tin sai sự thật (fake news).

truyen thong co the ho tro khoi nghiep nhu the nao
Toàn cảnh hội thảo sáng 21/5. Ảnh: Chí Cường.

Trong bối cảnh nhiều startup thất bại vì thiếu kiến thức, "lạc quan tếu", khởi nghiệp khi chưa có đủ điều kiện, vai trò của truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng là rất quan trọng - ông Tú nhấn mạnh thêm.

Theo ông Tú, truyền hình cần tập trung truyền thông kiến thức khởi nghiệp để các startup nắm được kiến thức về khởi nghiệp, định giá đúng được giá trị của doanh nghiệp (DN). Ngoài ra, truyền hình cần tận dụng MXH để nâng cao hiệu quả truyền thông, trong đó truyền hình đóng vai trò trung tâm.

Truyền hình có thể giúp quảng bá để người dân biết, ủng hộ sản phẩm - dịch vụ khởi nghiệp. Ngoài ra, khi được truyền thông, các startup cũng có thể nâng cao năng lực tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác, mở rộng kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước, ngân hàng, dễ dàng tuyển dụng nhân sự...

Đồng tình với quan điểm trên, Phó tổng biên tập Báo VTV News, ông Phạm Quốc Thắng khẳng định có 4 yếu tố mà báo điện tử và MXH có thể cung cấp cho những doanh nghiệp khởi nghiệp, đó là: Khả năng quảng bá dưới nhiều hình thức; khả năng kết nối; hỗ trợ kiến thức làm startup; hỗ trợ động viên tinh thần các startup.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Quốc Thắng, do có nhiều khái niệm khác nhau về khởi nghiệp, dẫn tới nảy sinh vấn đề về phương thức truyền thông khác nhau với hiệu quả không giống nhau.

truyen thong co the ho tro khoi nghiep nhu the nao
Đại diện Medlink, bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền.

Ông Phạm Quốc Thắng đề xuất: Bên cạnh việc quảng bá những startup thành công, MXH và báo điện tử có thể hỗ trợ truyền thông cho các mô hình khởi nghiệp theo hướng tôn vinh những người thất bại, "hy sinh trên mặt trận khởi nghiệp" để các startup "học hỏi" từ những người khác.

Đại diện cho các startup, bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền, người sáng lập Medlink, top 3 cuộc thi khởi nghiệp tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest) 2018 cho rằng, truyền thông có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ quảng bá sản phẩm, thu hút các nhà đầu tư cho DN khởi nghiệp.

"Nhờ sự hỗ trợ của các cơ quan truyền thông, chưa đầy 1 năm thành lập Medlink đã nhận được 600 nghìn USD tài trợ của các nhà đầu tư. Khi chúng tôi hỏi các nhà đầu tư biết đến Medlink thông qua kênh nào thì họ cho biết là thông qua các kênh truyền hình, báo điện tử" - bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền chia sẻ.

CEO 9X này bày tỏ mong muốn Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) và các kênh truyền thông có hình thức hỗ trợ truyền thông 0 đồng với những nội dung như hướng dẫn, đào tạo chuyên môn cho các bạn trẻ đang muốn khởi nghiệp, giúp xây dựng một dự án khả thi.

Đề án 844 sẽ có nhiều đổi mới

Trả lời câu hỏi tại hội thảo, đại diện Văn phòng Đề án 844 cho biết năm nay mục tiêu của Đề án sẽ thay đổi, hướng tới đào tạo về truyền thông cho khởi nghiệp; truyền thông về các sản phẩm, mô hình kinh doanh của khởi nghiệp, đồng thời hỗ trợ cá nhân, tổ chức khởi nghiệp.

Theo đó, nhiệm vụ truyền thông của Đề án tới năm 2020 là có 50% sản phẩm truyền thông được sản xuất trên 2 ngôn ngữ để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin khởi nghiệp trong nước. Đồng thời, có thể tổ chức Techfest ở quốc tế, song song với việc tăng tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài đến với Techfest trong nước.

truyen thong co the ho tro khoi nghiep nhu the nao Sun* Startups kêu gọi ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng tại Việt Nam

Kể từ khi thành lập vào năm 2012, Sun* (tiền thân là Framgia Inc.) đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực phát ...

truyen thong co the ho tro khoi nghiep nhu the nao Cơ hội tham dự đấu trường quốc tế miễn phí dành cho cộng đồng khởi nghiệp Việt

Sắp tới đây, ngày 22/11, tại TP. Hồ Chí Minh, vòng chung kết cuộc thi “NTT Com Startup Challenge” dành cho các công ty khởi ...

truyen thong co the ho tro khoi nghiep nhu the nao Những cuốn sách truyền cảm hứng khởi nghiệp đáng đọc nhất trên thế giới

Một Donald Trump mạnh mẽ như một nhà vô địch. Một hành trình “Vượt lên người khổng lồ” kỳ diệu để vươn ra thế giới ...

truyen thong co the ho tro khoi nghiep nhu the nao Thủ tướng đề nghị sớm đưa khởi nghiệp vào chương trình đại học

Kết luận phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo và Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển ...

truyen thong co the ho tro khoi nghiep nhu the nao 5 kỹ năng để gọi vốn thành công, startup nào cũng cần biết

Trong khởi nghiệp startup, gọi vốn là một kỹ năng mà bạn phải có.

Trọng Sang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/truyen-thong-co-the-ho-tro-khoi-nghiep-nhu-the-nao-77890.html

In bài viết