4 biến chủng COVID-19 tại Việt Nam nguy hiểm thế nào, lây nhiễm ra sao?

07:21 | 14/02/2021

Hơn 1 năm qua, kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng mới của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, gồm biến chủng mới từ Anh, Nam Phi, Rwanda (châu Phi) và biến chủng gây chùm ca bệnh ở Đà Nẵng.
Vaccine COVID-19 của Nga chính thức Vaccine COVID-19 của Nga chính thức "đổ bộ" châu Âu, Hungary là nước tiêm đầu tiên
Hải Dương sẽ xét nghiệm hơn 36.000 trường hợp trong dịp Tết Tân Sửu Hải Dương sẽ xét nghiệm hơn 36.000 trường hợp trong dịp Tết Tân Sửu

Từ khi được phát hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc), virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã lây lan ra khắp thế giới. Giới chuyên môn cho rằng, virus này có đặc tính liên tục biến đổi, khi chúng tạo ra các bản sao của mình sau khi lây nhiễm.

Tính đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định được hàng nghìn biến thể của virus SARS-CoV-2. Hầu hết các đột biến không có nhiều ý nghĩa, song một số đột biến có thể khiến virus dễ lây lan hơn, gây chết người hoặc kháng vaccine, kháng thuốc.

Trong số đó, Việt Nam hiện đã ghi nhận 4 biến chủng mới của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, gồm biến chủng mới từ Anh, Nam Phi, Rwanda (châu Phi) và biến chủng gây chùm ca bệnh ở Đà Nẵng.

Biến chủng phát hiện tại Đà Nẵng

4 biến chủng COVID-19 tại Việt Nam nguy hiểm thế nào, lây nhiễm ra sao?
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nuôi cấy và phân lập thành công chủng mới của virus corona (nCoV) trong phòng thí nghiệm vào tháng 2/2020

Ngày 25/7/2020, Việt Nam đã ghi nhận thêm các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng tại Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả phân tích nguồn gene của virus từ các bệnh nhân ở Đà Nẵng cho thấy đây là chủng virus mới xuất hiện tại Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhận định virus này tương tự chủng SARS-CoV-2 lây lan ở các quốc gia khác vào tháng 7, là chủng D614G.

Xuất hiện ở châu Âu từ đầu năm 2020, sau đó chủng D614G nói trên đã trở thành chủng virus phổ biến nhất thế giới. Các phân tích chỉ ra rằng, chủng D614G tồn tại ở hơn 70% ca nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận trên toàn thế giới, chiếm tỷ lệ gần 100% tại châu Âu.

Sau khi phân tích, giải mã trình tự gene chủng virus mới ở Đà Nẵng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết luận: Virus SARS-CoV-2 đã biến đổi gen, tăng khả năng bám dính vào cơ thể cũng như khả năng lây nhiễm, làm lây lan nhanh hơn nhưng chưa ghi nhận biến đổi liên quan đến độc lực.

Biến chủng từ Anh gây dịch tại Hải Dương, Quảng Ninh

Sáng 2/1, Bộ Y tế công bố Việt Nam phát hiện biến thể của SARS-CoV-2 tại Việt Nam là biến thể VOC 202012/01, là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây.

BN1435 là trường hợp đầu tiên của nước ta nhiễm chủng virus này. Người bệnh nhập cảnh vào Việt Nam ngày 22/12/2020 qua chuyến bay VN50 từ Anh tới Việt Nam và đã được điều trị khỏi bệnh, xuất viện hôm 29/1.

Mới đây, ngày 2/2, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xét nghiệm và giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 trên 16 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân ở 2 ổ địch cộng đồng đang bùng phát mạnh tại Hải Dương và Quảng Ninh. Kết quả cho thấy đây là biến thể Anh chủng B.1.1.7.

Biến chủng này xuất hiện tại Anh vào tháng 12/2020, được cho là có khả năng lây lan nhanh hơn so với các chủng virus trước đây. Đây cũng là biến chủng đang gây nên sự bùng phát mạnh của đại dịch ở Anh cũng các nước châu Âu.

4 biến chủng COVID-19 tại Việt Nam nguy hiểm thế nào, lây nhiễm ra sao?
Một chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại Hải Dương

Chủng B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm lớn, tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với chủng trước đây. Thời gian đào thải mầm bệnh ra ngoài cũng rất cao và rất ngắn, tỷ lệ lây nhiễm tăng 70% so với chủng cũ.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tốc độ lây nhiễm của virus đợt này rất cao. Chu kỳ lây ngắn hơn, trước kia là 4-5 ngày. Thời gian khởi phát bệnh cũng rất nhanh, chỉ ngày thứ 2 đã xuất hiện virus vùng hầu họng, khả năng nhân lên của virus và đào thải mầm bệnh rất cao.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh virus lây qua không khí với hệ số lây nhiễm cao. Trước đây virus lây từ người sang người, nhưng đợt dịch này virus lây theo đường không khí, một người có thể lây cho hơn 10 người.

Biến chủng từ Nam Phi ghi nhận từ chuyên gia nhập cảnh

Sáng 31/1, GS-TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết qua giải trình tự gene, đơn vị đã phát hiện bệnh nhân nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Nam Phi. Trường hợp này là chuyên gia Nam Phi, nhập cảnh vào Việt Nam.

Biến thể mới tại Nam Phi có tên B.1.351, lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực Vịnh Nelson Mandela hồi tháng 10/2020 và được công bố vào tháng 12/2020. Đến nay, biến chủng này đã ghi nhận tại 30 quốc gia trên thế giới. Vào ngày 28/1, Mỹ lần đầu tiên ghi nhận biến thể này ở 2 người không có lịch sử du lịch Nam Phi.

Theo các kết quả nghiên cứu mới nhất, chủng này có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn 20-200% so với chủng ban đầu, là chủng có tốc độ lây lan mạnh nhất hiện nay.

4 biến chủng COVID-19 tại Việt Nam nguy hiểm thế nào, lây nhiễm ra sao?
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 . ( Ảnh: TL)

Mặc dù có một số điểm tương đồng với biến thể lần đầu tiên xuất hiện ở Anh, song không có bằng chứng cho thấy biến thể này có thể gây chết người nhiều hơn.

Một điểm đáng lưu ý là biến chủng mới từ Nam Phi này cũng làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine. Thử nghiệm mới nhất cho thấy hiệu quả bảo vệ 2 vaccine của Mỹ là Novavax với chủng mới ở Nam Phi chỉ còn 60%, trong khi hiệu quả với các chủng khác là 90%.

Biến chủng từ Rwanda (châu Phi) ghi nhận tại TP.HCM

Chiều 12/2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) thông tin về kết quả giải mã bộ gene chủng virus SAR-CoV-2 của BN1979 và 2 ca bệnh thuộc tổ bốc xếp, sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo kết quả định danh bằng phần mềm Pangolin, cả 3 bộ gene SARS-CoV-2 thu nhận được đều thuộc chủng A.23.1. Chủng này được phát hiện lần đầu tiên tại Rwanda, châu Phi vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10/2020.

Ngoài Rwanda, A.23.1 chỉ mới được phát hiện ở một số ít nước khác trên thế giới bao gồm Mỹ, UAE, Australia, một số nước ở châu Âu trong đó có Anh và Đan Mạch. Hiện nay, chưa thấy những dấu hiệu diễn biến bất thường ở các quốc gia này.

Thêm một công nghệ phát hiện COVID-19 qua hơi thở Thêm một công nghệ phát hiện COVID-19 qua hơi thở
Chỉ trong khoảng 10 giây, thiết bị mới được các nhà khoa học của Ba Lan phát triển có thể phát hiện COVID-19 dựa trên cơ sở phân tích hơi thở của người bệnh. Thành công này đã tiếp nối các công nghệ tương tự của Indonesia hay Hà Lan.
Hà Nội dừng tổ chức lễ hội, tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm phòng chống dịch Hà Nội dừng tổ chức lễ hội, tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm phòng chống dịch
Đây là hai trong số những chỉ đạo vừa được Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng đưa ra tại cuộc họp trực tuyến với các quận huyện, phường xã về việc tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tết đã an lành nhưng vẫn không được mất cảnh giác Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tết đã an lành nhưng vẫn không được mất cảnh giác
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta đã giữ được Tết an lành trong điều kiện bình thường mới, song trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, vẫn không được mất cảnh giác, vẫn phải tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.

Trọng Huyền

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/4-bien-chung-covid-19-tai-viet-nam-nguy-hiem-the-nao-lay-nhiem-ra-sao-131157.html

In bài viết