Mỹ có động thái mạnh mẽ với Trung Quốc ở Biển Đông

15:57 | 16/01/2021

Ngày 14.1, cả Bộ Ngoại giao lẫn Bộ Thương mại của Mỹ đều có các động thái mạnh mẽ đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc thông báo đồng loạt tập trận trên Biển Đông Trung Quốc thông báo đồng loạt tập trận trên Biển Đông
Sau khi tàu Mỹ xuất hiện ở Biển Đông, Trung Quốc lập tức thông báo tập trận bắn đạn thật Sau khi tàu Mỹ xuất hiện ở Biển Đông, Trung Quốc lập tức thông báo tập trận bắn đạn thật
Tướng Mỹ cảnh báo Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về quân sự, cần chuẩn bị động thái Tướng Mỹ cảnh báo Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về quân sự, cần chuẩn bị động thái "phòng thủ và tấn công"

Trừng phạt Trung Quốc

Ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành nhiều biện pháp trừng phạt Trung Quốc về Biển Đông, trong khi giới chuyên gia nhận định chính quyền sắp tới của ông Joe Biden cũng sẽ không nhún nhường Bắc Kinh.

Trong đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra tuyên bố liên quan vấn đề Biển Đông. Được đăng tải trên website Bộ Ngoại giao, tuyên bố của ông Pompeo nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và việc thực thi theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982 ở các vùng biển nói chung và Biển Đông nói riêng.

Qua đó, Ngoại trưởng Pompeo cũng đã đề cập việc nước này tiến hành một loạt biện pháp trừng phạt các doanh nghiệp, quan chức Trung Quốc liên quan các hành vi xây dựng trái phép, quân sự hóa một số thực thể mà nước này đang kiểm soát trái phép ở Biển Đông.

Hải Dương 981 (phía xa) từng xâm phạm chủ quyền VN ở Biển Đông ẢNH: ĐỘC LẬP
Hải Dương 981 (phía xa) từng xâm phạm chủ quyền VN ở Biển Đông ẢNH: ĐỘC LẬP

Cùng ngày 14.1, website của Bộ Thương mại Mỹ công bố lệnh trừng phạt Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) và Công ty Skyrizon cũng của Trung Quốc vào danh sách bị trừng phạt. Trong đó, CNOOC - đơn vị sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 từng được điều động xâm phạm chủ quyền VN trên Biển Đông - bị trừng phạt vì giúp chính quyền Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng ở Biển Đông.

Thời gian qua, chính quyền của Tổng thống Donald Trump liên tục có động thái đáp trả các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ Thương mại Mỹ ngày 26.8.2020 đã công bố cấm vận 24 công ty nhà nước của Trung Quốc liên quan các hoạt động xây dựng trái phép hạ tầng ở một số thực thể trên Biển Đông. Cùng ngày, Ngoại trưởng Pompeo cho biết nước này sẽ không cấp thị thực cho các cá nhân, quan chức Trung Quốc có liên quan hoạt động bồi đắp phi pháp ở Biển Đông.

Mỹ có động thái mạnh mẽ với Trung Quốc ở Biển Đông
Ông Campbell có nhiều kinh nghiệm về vấn đề châu Á, có nhiều quan hệ tốt với giới chức các nước trong khu vực nên có thể tạo ra sự quan tâm của tân chính quyền đối với khu vực này.

Trật tự mới

Trả lời Thanh Niên ngày 15.1, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) phân tích: “Lý do của lệnh trừng phạt CNOOC là nhằm phản ứng lại sự hung hăng của Trung Quốc trong các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông. CNOOC hoạt động giống như một cánh tay nối dài của chính phủ Trung Quốc. Nên việc chế tài CNOOC là cách áp đặt cái giá mà Bắc Kinh phải trả cho hành vi sai trái”.

“Đây là một phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ nhằm khiến Trung Quốc phải chịu những thiệt hại kinh tế cho các hành vi gây hấn, bất chấp phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016 đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền do Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông”, cựu đại tá Schuster nhận định thêm.

Cùng quan điểm, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng: “Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với CNOOC bởi thực tế công ty này đã nhiều lần điều động giàn khoan dưới sự hộ tống của hải cảnh và hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. CNOOC phải chịu trách nhiệm về những hành vi bành trướng chủ quyền của Bắc Kinh”.

Ông Nagao chỉ ra rằng quyết định trừng phạt nhằm vào CNOOC là một phần trong chiến lược lâu dài của Washington

PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản; học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) nhận định: “Chính phủ của Tổng thống tân cử Joe Biden nhiều khả năng sẽ tiếp tục các chính sách trên của Tổng thống Trump nhằm đối phó với Trung Quốc. Bởi thực tế thì việc trừng phạt Huawei hay ZTE vốn đã được Mỹ đặt ra từ thời Tổng thống Barack Obama, chứ không phải chỉ mới được khởi xướng dưới thời ông Trump”.

Theo ông, cũng dưới thời Tổng thống Obama, Mỹ đã đặt ra chiến lược tái cân bằng, chuyển hướng nguồn lực từ các nơi sang khu vực Đông Bắc Á. Chính quyền Trump sau đó cũng tiếp tục tiên phong về Indo-Pacific.

“Cho nên, nhiều khả năng là chính quyền của ông Biden sẽ tiếp tục chiến lược đối đầu với Trung Quốc. Bằng chứng là mới đây, ông đã đề cử ông Kurt Campbell vào vị trí điều phối các vấn đề Indo-Pacific trong Hội đồng An ninh quốc gia”, TS Nagao nhận xét và đánh giá: “Ông Campbell có nhiều kinh nghiệm về vấn đề châu Á, có nhiều quan hệ tốt với giới chức các nước trong khu vực nên có thể tạo ra sự quan tâm của tân chính quyền đối với khu vực này. Ngược lại, các nước châu Á cũng có một cầu nối để tăng cường quan hệ với chính quyền mới ở Washington”.

Nhiều khả năng tình trạng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông đang tăng cao và nhiều khả năng sẽ tiếp tục ngay cả khi ông Joe Biden nhậm chức.

Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc góp phần quan trọng ảnh hưởng tới chính sách của phần còn lại. Vì vậy, năm 2021 cũng được kỳ vọng sẽ chứng kiến thay đổi trong trật tự, các mối quan hệ quốc tế.

Sau khi chính thức Brexit, Anh bắn tín hiệu thúc đẩy các mối quan hệ và thị trường thay thế. Nước Anh đã xích lại gần châu Á và Đông Nam Á nói riêng, thể hiện qua ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Việt Nam cũng như bày tỏ ý định gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tương tự, nhiều nghiên cứu chỉ ra Brexit và cạnh tranh Mỹ - Trung là nhân tố thúc đẩy EU "xoay trục" về châu Á.

"Tự do thương mại sẽ tiếp diễn, chỉ là không bao gồm chính quyền Mỹ. Các đối tác lớn của Mỹ đang tìm cách đa dạng hóa quan hệ thương mại bằng việc tăng cường đàm phán với các quốc gia trong nỗ lực đảm bảo thị trường xuất khẩu mới, vốn đang là đối tượng hoặc bị đe dọa từ loạt thuế quan của Mỹ. Hiệp định thương mại Việt Nam - EU là một ví dụ" - ông Steven Okun, cố vấn cấp cao của Công ty tư vấn chiến lược quốc tế McLarty Associates, nói với Tuổi Trẻ.

Ngoài ra, cả Anh lẫn EU đều thúc đẩy sự hiện diện ở châu Á trong lĩnh vực chính trị và an ninh. Anh, Pháp và Đức đã công khai thể hiện lập trường phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ lên án Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông Mỹ lên án Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher C.Miller có bài viết lên án những hành động gây bất ổn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Động thái mới nhất của Trung Quốc với Úc về vụ ảnh binh sĩ kề dao vào cổ trẻ em Động thái mới nhất của Trung Quốc với Úc về vụ ảnh binh sĩ kề dao vào cổ trẻ em
Mới đây, đáp trả yêu cầu xin lỗi từ Úc, phía Trung Quốc cho hay các chính trị gia và truyền thông Australia “đọc sai” dòng tweet về hình ảnh binh sĩ kề dao vào cổ trẻ em ở Afghanistan.
Mỹ muốn đối đầu trực diện với Trung Quốc về vấn đề đánh bắt cá trái phép ở Biển Đông Mỹ muốn đối đầu trực diện với Trung Quốc về vấn đề đánh bắt cá trái phép ở Biển Đông
Theo trang mạng tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Mỹ muốn mạnh tay hơn với Trung Quốc liên quan đến vấn đề đánh bắt cá trái phép ở Biển Đông.

Quỳnh Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/my-co-dong-thai-manh-me-voi-trung-quoc-o-bien-dong-128966.html

In bài viết