Chuyên gia Philippines: Mỹ có thể công nhận Hoàng Sa của Việt Nam

09:09 | 15/07/2020

Với tuyên bố bác bỏ các yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã thay đổi lập trường, từ bỏ thế trung lập, và không loại trừ khả năng Washington công nhận Hoàng Sa của Việt Nam.
Trung Quốc giận dữ khi bị Mỹ cáo buộc bắt nạt các nước láng giềng trên Biển Đông Trung Quốc giận dữ khi bị Mỹ cáo buộc bắt nạt các nước láng giềng trên Biển Đông
Mỹ ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Mỹ ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
my bo the trung lap tien toi cong nhan hoang sa cua viet nam
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo bất hợp pháp (Ảnh: CSIS/AMTI)

Đây là một trong những nhận định đáng chú ý của chuyên gia Jay Batongbacal - Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines, được Tuổi Trẻ dẫn lời.

Theo chuyên gia này, với tuyên bố bác bỏ các yêu sách bất hợp pháp của Trung QuốcBiển Đông, Mỹ đã thay đổi lập trường trung lập với yêu sách chủ quyền trên các đảo trong khu vực tranh chấp.

Học giả người Philippines chỉ ra rằng, Mỹ có nhiều lựa chọn hành động trong thời gian tới:

Về yêu sách lãnh thổ, Mỹ có thể bày tỏ sự ủng hộ cho một nước nào đó khác liên quan tới bất kỳ hoặc toàn bộ các đảo.

Ở Hoàng Sa, Mỹ có thể bác bỏ yêu sách của Trung Quốc và công nhận Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ở Trường Sa, Mỹ có thể bác bỏ yêu sách của Trung Quốc.

Về yêu sách hàng hải, Mỹ có thể công nhận việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 về Biển Đông như đã nêu trong phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế.

Theo ông Batongbacal, động thái này sẽ phù hợp với các đợt tuần tra tự do hàng hải (FONOPs) của Mỹ đến nay và sẽ mang tới sự hỗ trợ bổ sung cho quan điểm của ASEAN.

Về yêu sách của Trung Quốc nói chung, Mỹ có khả năng bác bỏ toàn bộ các đòi hỏi vô lối này, dù là được mô tả theo "đường chín đoạn" hay gần đây hơn là khái niệm "Tứ Sa" không phù hợp với phán quyết của Tòa trọng tài.

Đối với các hoạt động của Trung Quốc nhằm củng cố yêu sách quá mức, Mỹ sẽ tiếp tục cho rằng đây là hành vi bắt nạt (như đâm chìm tàu cá, quấy rối tàu chiến và máy bay) và cho các hành động hung hăng này vào dạng sẽ kích hoạt phản ứng tự vệ.

Nhận định về tuyên bố mới đây của Mỹ, chuyên gia Batongbacal cho rằng tuyên bố này là kết quả tất yếu xuất phát từ cách hành xử không tuân thủ luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Chiến hạm Mỹ xuất hiện gần Trường Sa Chiến hạm Mỹ xuất hiện gần Trường Sa

Một tàu chiến Mỹ đã xuất hiện gần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hôm 14-7 ngay sau khi Mỹ bác yêu ...

Trung Quốc bất ngờ bác bỏ thông tin lập ADIZ trên Biển Đông Trung Quốc bất ngờ bác bỏ thông tin lập ADIZ trên Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc lớn tiếng cho rằng những giả thuyết về việc chính phủ Trung Quốc dự định thông báo thành lập Vùng nhận diện ...

Biển Đông dậy sóng, thế giới quan ngại Biển Đông dậy sóng, thế giới quan ngại

Việc một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị chìm khi va chạm với tàu Trung Quốc ở Biển Đông, vấn đề đạn ...

Trọng Huyền

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chuyen-gia-philippines-my-co-the-cong-nhan-hoang-sa-cua-viet-nam-112516.html

In bài viết