60% nhân viên bảo hiểm và ngân hàng chưa hài lòng với thu nhập
Thu nhập bình quân tăng, chi tiêu của người dân có xu hướng giảm Năm 2022, thu nhập bình quân đã tăng lên so với năm trước đó, đạt 4,67 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. |
Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ các nước thu nhập trung bình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, hòa bình, ổn định là cơ sở quan trọng cho phát triển bền vững ở các nước thu nhập trung bình. |
Ảnh minh họa. |
Anphabe - Công ty tư vấn về các giải pháp toàn diện xây dựng nguồn nhân lực vừa công bố Báo cáo Xu hướng nhân sự ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm, được tổng hợp từ phản hồi của hơn 7.000 đáp viên và 35 công ty lớn trong ngành này.
Báo cáo cho biết, sức hút của các doanh nghiệp ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm đối với nhân tài có xu hướng giảm. Lý do bởi sức hấp dẫn của ngành giảm, người đi làm ngày nay đang giảm quan tâm và giảm ứng tuyển vào cả 3 ngành, trong đó giảm nhiều hơn ở khối bảo hiểm và dịch vụ tài chính.
Tỉ lệ thất thoát nhân tài trong ngành từ 3-4% và nếu nghỉ việc thì có khoảng 32% nhân sự trong ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm sẽ cân nhắc chuyển sang ngành khác.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tiền là yếu tố được người đi làm quan tâm nhiều nhất. Trong Top 3 mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm gần nhất, yếu tố thu nhập (đủ sống và tiết kiệm cho tương lai) luôn luôn đứng vị trí gần như cao nhất.
Kỳ vọng tăng lương của người đi làm trong ngành là 11,3%. Kỳ vọng này tác động rất nhiều đến suy nghĩ và sự ổn định của người đi làm.
Dựa trên kết quả khảo sát của Anphabe, có 5 yếu tố tác động mạnh nhất đến tâm lý stress của người đi làm, trong đó có đến 2 yếu tố liên quan đến tài chính (có nhiều việc phải tiêu, thu nhập thấp và áp lực về mặt tài chính). Áp lực này mạnh hơn ở nhóm lao động trẻ, nói cách khác Gen Z có tỉ lệ áp lực tài chính cao (mức độ stress thường xuyên đến rất thường xuyên) cao hơn các nhóm khác.
Đáng chú ý, dù các doanh nghiệp trong ngành đã có nhiều nỗ lực nhưng mức độ hài lòng của người lao động trong ngành với tổ chức còn thấp. Chỉ 36% người đi làm hài lòng với chế độ lương thưởng, hơn 60% cho rằng mức lương hiện tại chưa tương xứng với nỗ lực và cống hiến của mình.
Ngoài lương thì yếu tố phát triển và thăng tiến cũng được quan tâm. Có đến 29% nhân sự ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm kỳ vọng được thăng tiến trong vòng 1 năm tới, phần lớn đến từ các nhóm leader (35%).
Bên cạnh đó, khảo sát của Anphabe cũng cho thấy một thực tế đáng chú ý: các ứng viên ngày nay có xu hướng sử dụng các kênh truyền thông mạng xã hội (Facebook, LinkedIn…) của doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm nhiều hơn.
Ngoài ra, Anphabe cũng thực hiện một khảo sát nhỏ với khoảng 30 giám đốc nhân sự tham dự về các định hướng chiến lược và giải pháp nhân sự của doanh nghiệp mình sắp tới. Kết quả cho thấy có khoảng 28% doanh nghiệp tham gia sự kiện có thu hẹp nguồn nhân lực trong 6 tháng gần đây. Tỉ lệ thu hẹp khoảng 10%.
Nguyên nhân thu hẹp là vì chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp theo xu hướng tinh gọn, thị trường biến động không đủ việc cho nhân viên, một số công việc không còn phù hợp.
Có khoảng 55% doanh nghiệp tham gia khảo sát kỳ vọng gia tăng đội ngũ nhân viên trong năm 2023. Nếu gia tăng thì tăng khoảng 10%, giảm thì giảm 8%.
Về dự kiến tăng lương thưởng năm 2023, khoảng 45% doanh nghiệp giữ nguyên không tăng, khoảng 45% có tăng, khoảng 11% có giảm.
Về dự đoán tỉ lệ nghỉ việc trong 1 năm tới thì có 50% cho rằng sẽ gia tăng, còn lại là giữ nguyên và có xu hướng giảm. Tỉ lệ nghỉ việc trung bình ở các doanh nghiệp trong 1 năm qua là 12%.
Cơ hội để Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030 Thực tiễn từ những lần khủng hoảng kinh tế trước đây cho thấy không phải các chương trình kích cầu, đầu tư công mang lại thành tựu phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo. Thay vào đó, cải cách thể chế kinh tế mới là “chìa khóa” cho sự phát triển. |
Thu nhập từ lương không theo kịp mức tăng giá cả Khi công bố tăng mức lương tối thiểu, TP.HCM đề xuất Chính phủ cần có chính sách kiểm soát chỉ số giá và lạm phát, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống của người lao động. |