6 câu hỏi phổ biến về vụ hành khách Mỹ gốc Việt bị trục xuất khỏi máy bay United Airlines
Sau vụ việc nhân viên hãng hàng không United Airlines trục xuất một hành khách xuống máy bay đầy thô bạo, dư luận trong và ngoài nước Mỹ đã lập tức chĩa mũi rìu vào vụ bê bối lớn của ngành hàng không nước Mỹ.
Theo thông tin, United Airlines cần chở 4 nhân viên của mình và đã quyết định "mời" 4 hành khách từ chuyến bay mang số hiệu 3411 từ Chicago tới Louisville, Kentucky xuống để lấy chỗ cho phi hành đoàn.
Tuy nhiên, thay vì chọn giải pháp hợp lý, các nhân viên hãng đã thô bạo trục xuất một người đàn ông lớn tuổi xuống máy bay. Vụ việc đã gây nên nhiều hoang mang với những câu hỏi còn bỏ ngỏ về vấn đề đặt vé quá chỗ và vi phạm quyền lợi của hành khách.
1. Tại sao các hãng hàng không lại bán quá ghế?
Các hãng hàng không luôn cho phép bán quá ghế vì họ cho rằng, sẽ có một tỉ lệ hành khách đặt mua vé, trả tiền nhưng không hề xuất hiện - hay còn gọi là "No show rate". Chính vì vậy, các hãng hàng không sẽ cho bán vé nhiều hơn số ghế thực có trong chuyến bay để bù đắp cho những hành khách không xuất hiện.
Trên thực tế, vấn đề này không gây nhiều thiệt hại cho những hãng hàng không giá rẻ. Nhưng với các doanh nghiệp cho phép đổi trả vé, việc hành khách bỏ trống ghế có thể gây thiệt hại lớn. Thử tưởng tượng trước một vài ngày và bạn hủy vé rồi nhận một khoản tiền vé, hãng hàng không sẽ không thể bù lại những chi phí đó.
Tình trạng đặt chỗ quá tải thường không phải quá hiếm gặp với ngành hàng không.
Thông thường, tỷ lệ "no show rate" được tính toán khá chuẩn. Nhưng nhiều trường hợp mà không khách nào vắng mặt, tình trạng "overbooking" đã xảy ra.
2. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc?
Vào những phút chót trước giờ bay, hãng United Airlines đã quyết định cho 4 nhân viên của mình đi đến Louisville. Khi chuyến bay 3411 đã đầy, hãng hàng không đã quyết định đẩy 4 khách xuống để dành chỗ cho nhân viên.
Hãng hàng không đã quyết định đẩy 4 khách xuống để dành chỗ cho nhân viên.
3. Vụ việc diễn ra như thế nào?
Khi tình trạng đặt quá vé xảy ra, các hãng hàng không thường đưa ra các mức đền bù để hành khách đi chuyến bay tiếp theo. Trong trường hợp của United Airlines, hãng hàng không đã đề nghị mức 400 USD (hơn 8 triệu đồng), và trả tiền phòng khách sạn cho đêm hôm đó cùng với một chuyến bay vào chiều hôm sau.
Đề nghị đã được đẩy lên 800 USD nhưng vẫn không ai muốn nhận. Một người quản lý sau đó đã lên máy bay và thông báo cho hành khách rằng bốn người sẽ bị chọn để rời khỏi chuyến bay. Sự lựa chọn của nhân viên hàng không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên một phát ngôn viên của United Airlines đã nói với đài BBC rằng các hành khách bay thường xuyên và những khách đã trả giá cao thường được ưu tiên để ở lại trên máy bay.
Ông David Dao đã không muốn rời sang chuyến hôm sau.
Các hãng hàng không cũng nhấn mạnh rằng họ có quyền được chọn người sẽ phải rời khỏi chuyến bay thông qua hợp đồng chuyên chở mà hành khách đã phải cam kết khi họ mua vé máy bay.
4. Ai đã bị chọn trong chuyến bay 3411?
Một cặp đôi bị chọn đã đồng ý rời máy bay 1 cách tự nguyện. Vợ của người đàn ông trong video bị kéo lê khỏi máy bay cũng đã bị chọn và đồng ý rời khỏi chuyến bay. Tuy nhiên, người đàn ông nói ông ta là bác sĩ và sẽ phải khám cho bệnh nhân vào sáng hôm sau nên đã từ chối rời khỏi máy bay.
Chuyến bay gần nhất sẽ cất cánh vào lúc 3 giờ chiều thứ hai. Tuy vậy, không có thông tin xác nhận rằng các hành khách khác có được đề nghị để thay thế cho ông ta trong khi United Airlines có thể thực hiện điều đó.
Vợ ông David Đao đã đồng ý xuống nhưng vì ông chồng có việc nên không muốn đổi sang ngày hôm sau.
5. Liệu United Airlines có quyền để đuổi khách?
Câu trả lời là có. Các hành khách có ít quyền hạn khi mà các chuyến bay đã bị quá tải.
Tuy nhiên, việc một hãng hàng không mời khách xuống khỏi máy bay vào phút chót để nhường chỗ cho nhân viên thì không phải điều thông thường. Hành khách thường sẽ được thông báo về việc bị trục xuất khỏi máy bay từ trước khi họ lên máy bay chứ không phải khi đã yên vị trong khoang hành khách.
Người đàn ông đó đã bị ép phải rời ghế của mình bởi 2 nhân viên to cao. Ông chảy đầy máu và hoảng sợ bởi vì United Airlines cần ghế cho nhân viên của họ. Có phần nào trong từ "tự nguyện" mà các người không hiểu không? Và đấy là cách các người bào chữa cho mình à? Có vấn đề gì vậy nhỉ? Tôi sẽ không bao giờ đưa gia đình đi đâu với hãng của các người. Tẩy chay United.
Tôi sẽ không bao giờ bay cùng các người nữa. Đừng mơ có được tiền của tôi. Ông ấy có một chiếc vé mà đã trả tiền mua. Chính vì thế, ông ấy có thể ngồi chỗ của mình, và các người đối xử với ông ấy như tội phạm. Từ bao giờ mà khách hàng bị đối xử như vậy bởi vì công ty của các người gây ra lỗi? Thật đáng xấu hổ.
6. Hãng hàng không nào hay đuổi khách nhất
Việc đuổi khách một cách không tình nguyện khá hiếm khi xảy ra, theo tờ New York Times. Năm 2016, 12 hãng hàng không lớn của Mỹ báo cáo tỷ lệ đuổi khách ra chỉ vào khoảng 0,62/10,000 khách. Đây là tỷ lệ thấp nhất từ năm 1995 tới giờ.
Hàng không Mỹ có khoảng 40,000 trường hợp bị mời xuống máy bay không tình nguyện, trên tổng số 660 triệu hành khách bay.
Tỷ lệ của hãng United Airlines năm 2016 là khoảng 0,46/10,000 khách. Hãng này đã trục xuất 3,765 khách không tình nguyện xuống máy bay, trên tổng số 86 triệu hành khách. Tuy nhiên, United Airlines chỉ xếp hạng 5 trong danh sách các hãng hàng không đuổi khách xuống nhiều nhất. Vị trí số 1 thuộc về Express Jet với tỷ lệ 1,51. Theo sau là Southwest Airlines với tỷ lệ 0,99/10,000.
United Airlines chỉ đứng thứ 5 trong danh sách các hãng hàng không hay trục xuất khách nhất.
Skye