6 cách nhắn tin để không bị coi là người thô lỗ
1. Tránh tin nhắn có nội dung mơ hồ, người nhận sẽ hiểu theo hướng tiêu cực
"Tao biết chuyện tối qua rồi nhé"
Sau buổi tiệc tùng mà bạn tham gia tối qua, ai đó nhắn cho bạn "tao biết chuyện tối qua rồi nhé", bạn sẽ:
a) Cho rằng họ đã nghe được chuyện gì đó vui vẻ ở bàn nhậu, hoặc
b) Cho rằng họ đã nghe được gì đó đáng xấu hổ mà bạn nói hoặc làm?
Một cuộc điều tra liên quan tới 215 sinh viên đang học tại Đại học Canada được đăng tải trên tạp chí Computers in Human Behavior chỉ ra rằng phần lớn những người nhận được tin nhắn có nội dung mơ hồ sẽ hiểu nó theo hướng tiêu cực.
Vì vậy, nếu muốn nhắn tin một cách tử tế hãy thể hiện rõ ràng thông điệp của bạn.
2. Hãy dùng biểu tượng cảm xúc ";)" để thể hiện rõ bạn đang muốn trêu đùa người nhận tin nhắn
Emoji "winking" - nháy mắt
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Experimental Psychology (tâm lý học thực nghiệm), các nhà khoa học đã chỉ ra biểu tượng cảm xúc nháy mắt (winking), ảnh hưởng như thế nào tới cách hiểu của người nhận tin nhắn.
Họ phát hiện ra rằng, việc dùng ";)" ở cuối văn bản làm nội dung tin nhắn trở nên rõ ràng và bớt cứng nhắc. Biểu tượng cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến cách hiểu của người nhận tin nhắn.
Với một tin nhắn mang tính đùa cợt mà không hề có một biểu tượng cảm xúc nào, người nhận sẽ phần nào cảm thấy tự ái, thậm chí là thấy bị tổn thương.
3. Hãy thận trọng, mỗi loại điện thoại sẽ hiển thị biểu tượng cảm xúc một cách khác nhau
Emoji "dancing" hiển thị tương đối khác nhau
Các thiết bị khác nhau sẽ hiển thị biểu tượng cảm xúc một cách khác nhau. Vì vậy, hãy cẩn thận nếu không bạn sẽ vô tình thay đổi ý nghĩa thông điệp mà mình gửi đi.
Chưa nói tới sự khác biệt này được tạo ra bởi thiết bị, chúng ta cũng thường xuyên hiểu các biểu tượng cảm xúc theo những cách khác nhau.
Vậy nên, nếu anh chàng nào đó nhắn tin rất - rất bình thường với cô bạn gái nhưng ngay sau đó lại bị giận dỗi không lý do, có thể là do biểu tượng cảm xúc bị hiển thị sai đấy.
4. Đừng kết thúc tin nhắn bằng dấu "."
Dave cho anh thêm vé, em có muốn tới không?
Bạn nghĩ cách trả lời như trên thế nào?
Trong một nghiên cứu trên tạp chí Computers in Human Behavior, những người được hỏi đã được tham gia trả lời tin nhắn tương tự như trên (có và không có dấu chấm cuối tin nhắn). Họ đánh giá tin nhắn phản hồi có dấu chấm ở cuối dường như không chân thành bằng tin nhắn không có dấu chấm cuối câu.
Những người tham gia là 126 sinh viên ở Đại học Binghamton, New York (91 nữ, 35 nam). Rõ ràng, nhóm người này không thể đại diện cho cả thế giới nhưng giới trẻ đều có sự tương đồng trong cách nhắn tin.
5. Hãy là người khởi xướng cuộc trò chuyện theo hướng tích cực
Rõ ràng nhận được tin nhắn như thế này sẽ "tẩm bổ" cho cảm xúc, thay vì chì chiết hay tra hỏi đối phương
Một nghiên cứu khác cũng được đăng tải trên tạp chí Computers in Human Behavior cho thấy, nếu thường xuyên gửi tin nhắn tích cực đến cho người yêu/ bạn bè/ người thân...có thể giúp bạn và người nhận cảm thấy hài lòng và ổn định hơn về mặt cảm xúc cho những mối quan hệ đó.
6. Hãy chắc chắn tin nhắn của bạn đơn giản và dễ hiểu, ít nhất không phải là teencode
Trả lời thế này thì ai mà hiểu được?
Viết tắt rất phổ biến trong các tin nhắn thông thường, nhất là tin nhắn "tình cảm". Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng về tần suất sử dụng nó. Các kiểu viết tắt quen thuộc là những lựa chọn an toàn. Kể cả đang giao tiếp với người thân quen đã lâu, hãy dành thời gian viết cho rõ ràng tin nhắn. Còn với biểu tượng cảm xúc? Hãy để chúng làm đúng chức năng của mình - gia tăng thêm cảm xúc cho văn bản mà thôi.
Tuyệt đối không dùng teencode nếu bạn không muốn người đọc tin nhắn cảm thấy bối rối và đánh giá thấp bạn.
Theo BuzzFeed