14 nhà khoa học Việt Nam trong bảng xếp hạng của thế giới năm 2023
Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đình Đức, Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Hùng Việt, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Lê Hoàng Sơn và Phó Giáo sư-Tiến sỹ Từ Bình Minh (từ trái qua, từ trên xuống). (Nguồn: Lao Động)
Ngày 1/9, website Research.com đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học năm 2023. Trong đó, Việt Nam có 14 nhà khoa học góp mặt ở bảng xếp hạng này.
Bốn nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng của thế giới và dẫn đầu Việt Nam với ba lĩnh vực trong năm 2023 là: Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức (lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ); Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Hùng Việt và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Từ Bình Minh (lĩnh vực Khoa học Môi trường); Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Hoàng Sơn (lĩnh vực Công nghệ thông tin).
Bên cạnh các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học khác được xếp hạng đều từ các trường đại học và là trưởng các nhóm nghiên cứu mạnh: Tiến sỹ Trần Nguyễn Hải của Trường Đại học Duy Tân (lĩnh vực khoa học môi trường); Tiến sỹ Hoàng Nhật Đức, Trường Đại học Duy Tân (lĩnh vực khoa học máy tính). Lĩnh vực khoa học vật liệu có Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu, Trường Đại học Phenikaa.
Lĩnh vực cơ khí và kỹ thuật hàng không vũ trụ có 5 người: Giáo sư Nguyễn Xuân Hùng và Phó Giáo sư Phùng Văn Phúc (Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh), Phó Giáo sư Thái Hoàng Chiến (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), Phó Giáo sư Nguyễn Thời Trung (Trường Đại học Văn Lang), Phó Giáo sư Bùi Quốc Tính (Trường Đại học Duy Tân).
Lĩnh vực y học cộng đồng và khoa học xã hội có tên Phó Giáo sư Trần Xuân Bách, (Trường Đại học Y Hà Nội) và Giáo sư Hoàng Văn Minh (Trường Đại học Y tế công cộng).
Những con số thống kê trên phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam, những lĩnh vực mà Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ khoa học của thế giới.
Đồng thời cũng cho thấy, khoa học công nghệ Việt Nam phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa; đầu tư hơn nữa cho các nhà khoa học, cho các nhóm nghiên cứu mạnh, các trường đại học và các mũi nhọn trọng điểm để ngày càng vươn lên, tiếp cận các chuẩn mực và trình độ quốc tế, hội nhập mạnh mẽ hơn nữa, sánh vai với khoa học của thế giới.
Về phương pháp xếp hạng của Research.com, hệ thống đánh giá dựa trên chỉ số D-index của nhà khoa học - đây là chỉ số H-index và số bài báo theo lĩnh vực của các nhà khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu của IEEE, ACL, Springer, AAAI, USENIX, Elsevier, ACM và LIPIcs.
Với đợt xếp hạng lần này, website Research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới, phân chia thành 24 lĩnh vực để xếp hạng.
Research.com phân chia thành 24 lĩnh vực để xếp hạng, đó là: Animail Science and Veterinary; Biology and Biochemistry; Business and Maanagement; Chemistry; Computer Science; Earth Science; Ecology and Evolution; Economics and Finance; Electronics and Electrical Engineering; Engineering and Technology; Environmental Sciences; Genetics and Molecular Biology; Immunology; Law and Political Science; Mathematics; Mechanical and Aerospace Engineering; Medicine; Microbiology and Neuroscience. |
Tin bài liên quan
Các tin bài khác

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm gia đình kiều bào tại Hoa Kỳ

Sinh viên Việt Nam tại Nga thi kiến thức và tài năng

Việt Nam trong trái tim một người Nhật Bản

Việt kiều Singapore giành vương miện World Madam Global 2023 tại Mỹ
Đọc nhiều

Tử vi tuần mới 12 con giáp (4-10/12/2023): Thân gặp được lộc trời cho tiền vào như nước

Tử vi hôm nay 12 con giáp 3/12/2023: Ngọ may mắn vượt bậc

Lộ trình, lịch trình các tuyến xe buýt tại Ninh Bình mới nhất, chi tiết nhất năm 2024

Con số may mắn hôm nay 3/12/2023 12 con giáp: Ngọ đứng đầu vận may
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Duy trì vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan hòa bình, ổn định

Chủ tịch EC đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam liên quan đến chống khai thác IUU

Lan toả tình hữu nghị Việt - Lào từ “tiết học biên giới”
Multimedia

Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu

Lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc Việt Nam - Nhật Bản

Đến Huế thăm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Người đẹp Belarus mê mẩn gỏi gà măng cụt của Việt Nam

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Cộng đồng người Việt được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe tại Israel

Đội huỷ nổ bom mìn lưu động NPA/RENEW phá huỷ đạn pháo trả lại màu xanh cho đất

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức thông tin về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Âm vang những giai điệu Nga

The Sydney Morning Herald: Bò cuốn lá lốt là món ăn “ngon nhất hành tinh”

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
