Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
14:30 | 26/07/2017 GMT+7

10 triệu người chết và 100.000 tỷ USD bị thổi bay: Những con số giật mình về "Kháng kháng sinh"

aa
Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1.900 người bệnh tử vong vì tình trạng kháng kháng sinh, tương đương 700.000 người thiệt mạng mỗi năm do tình trạng sử dụng quá nhiều kháng sinh gây nhờn thuốc.

Tuy nhiên, số liệu của AMR cho thấy con số này có thể lên đến 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, cao hơn cả số người tử vong do ung thư hàng năm.

Năm 2014, Cựu thủ tướng Anh David Cameron đã công bố một báo cáo về tác động của tình trạng nhờn thuốc kháng sinh với nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, GDP hàng năm của thế giới sẽ giảm 2-3,5% từ nay đến năm 2050 nếu các quốc gia không có biện pháp đối phó, tương đương với 60-100 nghìn tỷ USD GDP bị mất.

Một báo cáo mới đây của Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng nhận định kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu tình trạng nhờn thuốc kháng sinh không được giải quyết triệt để.

10 trieu nguoi chet va 100000 ty usd bi thoi bay nhung con so giat minh ve khang khang sinh

GDP tại nhiều khu vực suy giảm vì siêu vi khuẩn nhờn kháng sinh

Kể từ năm 1928, cuộc sống của con người đã thay đổi toàn diện khi kháng sinh được phát minh và nhất là khi chúng được thương mại hóa rộng rãi vào thập niên 1940. Dẫu vậy, việc sử dụng tràn lan kháng sinh trong y tế, chăn nuôi, nông nghiệp đang khiến tình hình trở nên xấu đi khi các vi khuẩn, virus bệnh bắt đầu nhờn thuốc.

Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức nhờn thuốc kháng sinh trở thành chủ đề chính trong cuộc họp hội đồng thường niên của Liên Hiệp Quốc (UN) vào năm 2016 và cũng là vấn đề chủ chốt của cuộc họp các bộ trưởng y tế G20 vào tháng 5 vừa qua.

Bất chấp lời kêu gọi và cảnh báo của chính phủ, những tập đoàn dược phẩm vẫn phớt lờ về mảng kháng sinh do lợi nhuận quá thấp. Hiện nay, những loại thuốc cho tiểu đường, ung thư… mới là hướng đi chính của những công ty này do chúng đem lại nhiều lợi nhuận.

10 trieu nguoi chet va 100000 ty usd bi thoi bay nhung con so giat minh ve khang khang sinh

Số tiền đầu tư nghiên cứu y học và cho kháng sinh (tỷ USD)

Việc phát triển kháng sinh giờ đem lại ít lợi nhuận hơn so với các loại thuốc đặc trị những bệnh mãn tình cần sử dụng nhiều và phổ biến như ung thư hay tiểu đường. Nghiên cứu năm 2011 của Trường Kinh tế London cho thấy tỷ suất NPV (giá trị hiện tại ròng) của mảng kháng sinh tiêm chỉ vào khoảng 100 triệu USD, thấp hơn nhiều so với 1 tỷ USD của dòng dược phẩm chữa rối loạn cơ xương hay viêm khớp mãn tính.

Hậu quả là nhiều loại kháng sinh cũ không được nghiên cứu phát triển khiến virus nhờn thuốc, trong khi người bệnh sử dụng tràn lan các loại thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

10 trieu nguoi chet va 100000 ty usd bi thoi bay nhung con so giat minh ve khang khang sinh

Số người tử vong do siêu vi khuẩn nhờn thuốc vào năm 2050 (triệu người)

Mới đầu khi phát minh ra kháng sinh, vấn đề siêu vi khuẩn kháng thuốc không được chú ý do con người liên tục tạo ra các dòng thuốc mới trong khoảng thập niên 1950-1980. Tuy nhiên, tốc độ phát minh những dòng kháng sinh mới chậm lại, số trường hợp nhờn thuốc tăng lên và tình trạng thiếu cung của các kháng sinh loại cũ đang khiến ngành y tế phải đau đầu.

Số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDCP), quốc gia này chỉ có 9 dòng kháng sinh mới được phát triển trong khoảng 2005-2014, thấp hơn rất nhiều so với 27 loại vào thập niên 1980. Báo cáo của Viện QuintilesIMS cho thấy trong 2.240 dược phẩm mới năm 2016, chỉ có 8% là thuộc dòng kháng sinh.

Trong khi đó, nghiên cứu năm 2015 của Trung tâm CDD cho thấy lượng sử dụng kháng sinh trong xã hội đã tăng 30% trong khoảng 2000-2010, đặc biệt là trong ngành y tế cũng như chăn nuôi.

10 trieu nguoi chet va 100000 ty usd bi thoi bay nhung con so giat minh ve khang khang sinh

Bệnh nhân tại Mỹ đang dùng nhiều loại kháng sinh không cần thiết để chữa bệnh

Thị trường gia cầm đang tự đầu độc mình như thế nào?

Tại những quốc gia có đa sắc tộc và tôn giáo như Ấn Độ, thịt gia cầm là loại thực phẩm an toàn nhất khi chúng không những rẻ mà còn phù hợp với mọi loại tôn giáo. Số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy Ấn Độ tiêu thụ 4,5 tấn thịt gà từ đầu năm đến nay và tốc độ tăng trưởng tiêu thụ đạt 30% trong khoảng 2013-2017, mức tăng mạnh nhất thế giới.

Tuy nhiên, nền chăn nuôi của nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn trong nước khi kháng sinh bị lạm dụng quá nhiều, gây hại cho cả môi trường lần người tiêu dùng.

10 trieu nguoi chet va 100000 ty usd bi thoi bay nhung con so giat minh ve khang khang sinh

Lượng siêu vi khuẩn nhờn kháng sinh có nhiều nhất tại Ấn Độ

Những cuộc nghiên cứu tại 18 trang trại lớn nhất bang Punjab- Ấn Độ cho thấy 2/3 số gia cầm nơi đây chứa enzyme chống lại hầu hết các chủng kháng sinh. Trong số những con gia cầm được thử nghiệm, có 87% mẫu thí nghiệm chứa siêu vi khuẩn nhờn kháng sinh.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết gia cầm hiện nay tiêu thụ kháng sinh gấp đôi con người do nhu cầu chăn nuôi công nghiệp và tiêu thụ thịt ở nhiều nước, nhất là những thị trường có nhiều tôn giáo như Ấn Độ.

Xem thêm:

Sự suy tàn của kháng sinh Penicillin và mối đe dọa đến hàng triệu tính mạng trên toàn cầu

Điều nguy hiểm của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi là chúng không tiêu diệt hết được mầm bệnh, khiến những vi khuẩn tồn tại và tự phát triển cơ chế nhờn thuốc, qua đó lây lan, lưu lại trong cơ thể người tiêu dùng cũng như nguồn nước, đất, không khí.

Báo cáo công bố tháng 9/2016 của World Bank cho thấy cuộc khủng hoảng nhờn kháng sinh có thể tác động vô cùng xấu đến nền kinh tế toàn cầu, thậm chí tệ hơn cả cuộc khủng hoảng năm 2008. Thế giới có thể sẽ phải mất 1 nghìn tỷ USD cho chi phí y tế từ nay đến năm 2050 nếu không có biện pháp đối phó.

Trong cuộc điều tra các trang trại ở Punjab, tất cả những người chăn nuôi thừa nhận có dùng kháng sinh cho biết chúng được sử dụng để phòng bệnh cũng như kích thích tăng trưởng cho đàn gia cầm.

10 trieu nguoi chet va 100000 ty usd bi thoi bay nhung con so giat minh ve khang khang sinh

Tăng trưởng nhu cầu thịt gia cầm tại các nước trong khoảng 2003-2017. Thị trường Trung Quốc giảm do dịch cúm gia cầm

Hậu quả của việc lạm dụng này là vô cùng lớn khi hàng năm có hơn 56.000 trẻ sơ sinh tử vong do nhiễm khuẩn mà không được điều trị bằng kháng sinh hiệu quả.

Một báo cáo năm 2015 cho thấy lượng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở một số bang Ấn Độ có thể tăng gấp 4 lần từ nay đến năm 2030 do nhu cầu tiêu thụ gia cầm tăng.

Hiện nay, không riêng gì Ấn Độ, những nước tiêu thụ gia cầm lớn như Trung Quốc cũng đang tăng cường sử dụng kháng sinh cho chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của một bộ phận rất lớn người dân có thu nhập đi lên khi nền kinh tế bùng nổ.

BT

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động