10 sai lầm thường gặp khi bắn súng và các biện pháp khắc phục
Trong cuộc sống, không có nhiều thứ mà việc chinh phục được nó có thể so sánh được với việc làm chủ vũ khí về độ phức tạp.
Không thể phủ nhận rằng, bắn súng đem lại một cảm giác hào hứng khó tả. Tuy nhiên, có rất nhiều trở ngại mà nếu xạ thủ không vượt qua được thì chẳng những không thể tận hưởng được cảm xúc trọn vẹn khi bắn súng – mà còn có thể gây nguy hiểm và dẫn tới những hậu quả khó lường.
1. Chùn tay
Vấn đề này xảy ra ở thời khắc xạ thủ đang chờ phát đạn nổ. Nhiều người sợ âm thanh chát chúa khi viên đạn rời nòng hoặc súng nảy lên vì lực giật, vì thế đôi khi họ nới lỏng tay giữ súng ngay trước khi bắn.
Giải pháp cho tình trạng này rất đơn giản - hãy thực hành bắn "khan": đặt một chiếc vỏ đạn (hoặc đồng xu) lên đầu ngắm và cố gắng bóp cò súng mà không để vỏ đạn (hoặc đồng xu) bị rơi.
Đạn .22LR (bên trái) sẽ tạo ra tiếng nổ và lực giật nhỏ hơn so với đạn 9 mm (bên phải)
Ngoài ra, xạ thủ nên bắt đầu tập bắn với một loại vũ khí có lực giật tối thiểu, chẳng hạn như những khẩu súng ngắn dùng đạn .22LR rồi sau đó hãy chuyển sang dùng vũ khí mạnh hơn.
2. Nắm súng không chặt
Việc nắm súng đúng cách là chìa khoá của những phát bắn chính xác. Nếu lực nắm súng của xạ thủ quá yếu thì súng sẽ bị lệch hướng.
Cá biệt còn có một số xạ thủ để các ngón tay cái bắt chéo nhau ở phía sau hộp khoá nòng. Việc này thường dẫn đến hậu quả là rách ngón tay khi hộp khoá nòng chuyển động tịnh tiến trong khi bắn.
Giải pháp là đặt ngón tay cái ở bên hông súng và hướng về phía mục tiêu.
3. Mất thăng bằng
Một trong những yếu tố không kém phần quan trọng khi bắn súng – đó là tư thế đứng. Trên thực tế, có rất nhiều người đứng sai cách khiến cho cơ thể bị mất thăng bằng.
Giải pháp là xạ thủ cần tập cho mình tư thế chiến đấu, trong đó chân không thuận đặt hơi tiến về phía trước, hai chân cách nhau một khoảng bờ vai giống như đang chuẩn bị giao chiến. Tư thế này sẽ cho phép xạ thủ di chuyển một cách tự do.
Tuy nhiên, trong một tình huống mà người cầm súng phải chiến đấu để giành giật sự sống thì sẽ không có thời gian để tạo thế đừng đâu! Hãy rút súng ra nhanh hết sức có thể rồi sau đó để thuận theo tự nhiên.
4. Vị trí đặt ngón trỏ
Kích thước bàn tay và ngón tay của mọi người đều không giống nhau. Có những người phải cố gắng vươn ngón tay để chạm được tới cò súng, trong khi ở người khác thì ngón trỏ dài đến mức còn nắm được cả vành cò.
Điều quan trọng ở đây là xạ thủ phải tập được thói quen dùng đệm thịt ở đầu ngón tay trỏ để siết cò, nếu không thì tùy vào vị trí đặt ngón tay trên cò súng mà đạn sẽ bị lệch sang bên trái hoặc phải.
5. Sai lầm trong lựa chọn vũ khí
Hãy nhớ quy tắc: Vũ khí phải vừa tay. Xạ thủ sẽ cảm thấy tự nhiên và thoải mái nhất khi được cầm súng nằm vừa trong tay. Khi đó, việc đặt ngón trỏ lên cò súng hay dùng ngón cái để bật/mở khoá an toàn sẽ dễ dàng hơn.
Những sai lầm nực cười khi bắn súng
6. Không kiểm soát nòng súng
Một trong những quy tắc an toàn cơ bản khi tiếp xúc với vũ khí là KHÔNG nhắm vào nơi mà bạn không có ý định bắn, nếu không hãy sẵn sàng bị ăn đòn.
Tuy nhiên, trên thực tế không khó để bắt gặp những thanh niên "trẻ trâu" (học sinh, sinh viên, lính mới nhập ngũ) lần đầu được cầm súng và chĩa mũi súng nhắm vào người khác, hoặc thậm chí là vào chính bản thân mình.
Giải pháp cho vấn đề này nằm ở giáo dục – học sinh, sinh viên phải được học quy tắc này ngay từ đầu và bắt buộc cam kết nghiêm chỉnh chấp hành.
7. Lười học, ngại học
Có những trường hợp mà người học – một cách vô thức hoặc cố tình - không muốn thử một điều gì đó mới mẻ. Mặc dù thầy giáo chỉ cho họ thấy những kỹ thuật mới nhưng có người vẫn làm theo những gì họ đã được biết từ trước đó, bất kể là điều đó có đúng hay không.
Giải pháp ở đây thuộc về chính bản thân người học. Họ cần tạo cho mình lòng ham học hỏi, muốn được biết và vận dụng những kiến thức mới. Bất kỳ nhiệm vụ nào cần phải dùng đến vũ khí cũng có thể được thực hiện theo nhiều cách.
8. Giấu vũ khí bên dưới quần áo.
Một trong những lý do khiến mọi người tìm đến lớp học sử dụng vũ khí là mong muốn mang vũ khí bên mình để tự vệ. Tuy nhiên, việc bất cẩn hoặc dùng sai loại bao súng có thể khiến cho vũ khí bị nhô ra từ phía dưới lớp quần áo.
Để giải quyết vấn đề này, hãy lựa chọn cho mình quần áo phù hợp và bao súng đúng loại. Áo phông T-shirt và áo khoác là chọn tuyệt vời. Nếu không thích mặc đồ rộng thì bạn cũng có thể chọn loại quần áo bó sát hơn, tuy nhiên điều đó cũng còn phải phụ thuộc vào loại bao súng nữa.
9. Có thế giới quan sai lầm
-
Đáp trả NATO khoe cơ bắp sát sườn, tên lửa Nga sẽ đồng loạt "khạc lửa"
Thật đáng buồn, nhưng trong xã hội luôn tồn tại những người hay kiếm cớ gây sự và lúc nào cũng có sẵn rất nhiều lý do để lôi vũ khí ra và thể hiện bản lĩnh đầu gấu.
Giải pháp cho vấn đề này, một lần nữa, lại vẫn thuộc về giáo dục. Chúng ta cần phải hiểu rằng: sử dụng vũ khí là lựa chọn bất đắc dĩ cuối cùng. Bạn chỉ nên bóp cò súng khi tính mạng của mình đang thực sự gặp nguy hiểm mà thôi.
10. Thiếu thận trọng
Khi một người có cách hành xử này bị rơi vào tầm ngắm của kẻ gian thì tình hình sẽ có xu hướng ngày càng tồi tệ hơn. Ngày nay, mọi người đã quá nghiện các thiết bị điện tử và họ dành hầu hết sự chú ý vào chúng. Khi mà bạn đang cắm đầu vào màn hình điện thoại thì đồng nghĩa với việc mất đi cảnh giác và không thấy được những mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Cho dù bạn có mang theo vũ khí phòng thân, bắn súng giỏi hay thành thạo các kỹ năng tự vệ nhưng chỉ cần lơ là, không chú ý đến xung quanh thì sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của bọn tội phạm.
PnM