Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
09:15 | 21/11/2017 GMT+7

Hiểu thế nào về thẻ vàng châu Âu đối với thuỷ sản Việt Nam?

aa
Mới đây, Liên minh Châu Âu (EU) đã phạt thẻ vàng với hoạt động đánh bắt khai thác thủy sản của Việt Nam do chưa tuân thủ các quy định IUU của họ. Vậy IUU là gì và chúng ảnh hưởng đến ngành hải sản của Việt Nam ra sao?

IUU và câu chuyện 23 tỷ USD mỗi năm

Theo thuật ngữ quốc tế, IUU (Illegal, Unrepoted and Unregulated Fishing) nghĩa là hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý. Quy định này bao gồm 3 tiêu chuẩn với những hải sản nhập khẩu vào EU.

Đầu tiên là hoạt động đánh bắt cá trái phép, nghĩa là các tàu cá đánh bắt thủy sản ở những vùng biển trái phép hoặc cấm đánh bắt. Những tàu cá không được cấp phép đánh bắt cá hay vi phạm quy định khai thác hải sản của quốc gia, quốc tế cũng bị liệt vào nhóm trên. Số liệu của Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO) cho thấy đánh bắt cá trái phép khiến thế giới mất khoảng 23 tỷ USD mỗi năm.

Tiếp đó, IUU quy định những hoạt động khai thác hải sản cần được báo cáo với các cơ quan chức năng nhằm tuân thủ những quy định của pháp luật trong nước lẫn quốc tế. Yếu tố cuối cùng yêu cầu các tàu đánh cá treo cờ của một quốc gia nào đó và không được khai thác quá mức, đánh bắt cá con hay tàn phá nguồn thủy sản của một khu vực.

hieu the nao ve the vang chau au doi voi thuy san viet nam

Quy định IUU của EU

Nghe có vẻ phi thực tế khi người tiêu dùng thường chỉ quan tâm đến chất lượng, giá cả của hải sản khi mua. Dẫu vậy, EU lại cộng tác chặt chẽ với các quốc gia ngoài liên minh nhằm mở rộng ảnh hưởng của IUU. Theo các nhà hoạch định chính sách, IUU giúp các nhà đánh bắt hải sản hợp pháp có thể cạnh tranh công bằng hơn với những tàu cá khai thác trái phép.

Thêm vào đó, EU cho rằng việc đánh bắt quá đà ở 1 vùng biển có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái của những vùng biển khác, qua đó tác động đến nguồn lợi thủy sản của khu vực này.

Bởi vậy, thị trường EU cấp giấy phép IUU cho tất cả các lô hàng hải sản xuất nhập khẩu qua nơi đây. Kể từ năm 2010, những quy định về IUU yêu cầu tất cả những lô hàng hải sản nhập khẩu vào thị trường EU phải kê khai thông tin về loài cá đánh bắt, địa điểm khai thác, ngày bắt và loại tàu đánh bắt cùng tất cả những phương tiện tham gia.

Tất nhiên họ không thể kiểm tra hết được xuất xứ mà chỉ thí điểm. Nếu tỷ lệ vi phạm thấp thì không sao, nhưng nếu tỷ lệ cao thì EU sẽ kiểm tra toàn bộ lô hàng của nơi xuất xứ trong vòng ít nhất 6 tháng, hay còn gọi là phạt thẻ vàng.

Trong trường hợp tình hình đánh bắt hải sản của nước xuất xứ được cải thiện theo quy định IUU, thẻ vàng sẽ bị dỡ bỏ. Ngược lại, nếu không có gì cải thiện thì những lô hàng hải sản từ các quốc gia này sẽ bị phạt thẻ đỏ, nghĩa là bị cấm nhập khẩu vào thị trường EU, đồng thời bị đưa vào danh sách theo dõi.

Những tác động tiêu cực

Với vị thế là thị trường tiêu thụ lớn, các quy định IUU đã khiến rất nhiều quốc gia siết chặt quy định khai thác hải sản. Ví dụ năm 2013, EU phạt thẻ vàng với Hàn Quốc và không lâu sau đó đến lượt Mỹ cũng liệt các lô hàng hải sản của nước này vào dạng cần theo dõi. Áp lực cực lớn từ 2 thị trường đã khiến toàn bộ máy Hàn Quốc hành động nhằm siết chặt các quy định về đánh bắt hải sản.

Cụ thể, Hàn Quốc đã thông qua bộ luật mới (DWFD) nhằm gia tăng kiểm soát với các tàu đánh cá, gia tăng quyền hạn với lực lượng chức năng khi phát hiện tàu đánh cá trái phép ngoài vùng lãnh hải Hàn Quốc cũng như tăng chế tài với nạn khai thác lậu, thực hiện hệ thống kiểm soát theo dõi điện tử với tàu cá. Nhờ những động thái tích cực này, EU đã dỡ bỏ thẻ vàng cho Hàn Quốc vào tháng 4/2015.

Theo quy định của IUU, ngoài việc cấm nhập khẩu, các quốc gia thành viên EU phải xử phạt thấp nhất là 5 lần giá trị lô hàng vi phạm tiêu chuẩn. Hơn nữa, việc cấm nhập khẩu hay phạt thẻ vàng còn khiến đối tác tại EU lo ngại cùng chuyển đổi nguồn cung cấp, khiến các nước xuất khẩu hải sản mất thị phần.

hieu the nao ve the vang chau au doi voi thuy san viet nam

Thống kê hiện nay cho thấy hải sản của 24 quốc gia đã bị EU phạt thẻ, trong đó 13 nước đã được dỡ bỏ thẻ phạt do cải thiện được hệ thống quản lý đánh bắt, còn 8 nước đang bị thẻ vàng chưa bao gồm Việt Nam và 3 nước bị thẻ đỏ.

Việc EU phạt thẻ vàng với các lô hàng hải sản của Việt Nam sẽ tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, đánh bắt cá bởi đây là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, luôn chiếm trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm qua.

Quyết định phạt thẻ vàng của EU được công khai trên các website và đang làm mất uy tín nghiêm trọng với hải sản Việt Nam, qua đó gia tăng nguy cơ bị Mỹ và những thị trường tiềm năng khác có hành động tương tự như ví dụ Hàn Quốc ở trên.

Hiện các lô hàng hải sản của Việt Nam sẽ bị giữ lại kiểm tra 100% với thời gian khoảng 3-4 tuần mỗi container. Ngoài chi phí kiểm tra nguồn gốc xuất xứ đánh bắt vào khoảng 500 Bảng Anh/container, doanh nghiệp còn phải chịu nhiều lệ phí cũng như mất uy tín với phía khách hàng do chậm giao sản phẩm.

Ngoài những thiệt hại về thị phần, nhiều chuyên gia lo lắng tiến trình đàm phán hiệp định tự do thương mại Việt Nam-Eu cũng sẽ bị gián đoạn. Thái Lan từng bị EU phạt thẻ vàng vào tháng 5/2015 nhưng không có biện pháp nào đáng kể để cải thiện tình hình và hậu quả là đàm phán tự do thương mại giữa 2 bên vẫn dậm chân tại chỗ.

Trái ngược lại, Philippines từng bị phạt thẻ vàng vào tháng 4/2014 nhưng đã cải thiện được tình hình đánh bắt cá và được EU gỡ thẻ. Nghị viện Philippines đã thông qua bộ luật đánh cá RA 8550 vào tháng 12/2014, qua đó nâng mức phạt đối với những tàu đánh bắt cá trái phép cũng như xây dựng hệ thống quản lý khai thác hải sản nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn IUU cho thị trường EU.

Cuối năm 2014, Philippines và EU ký kết Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập, giúp nhiều mặt hàng của Philippines tiếp cận thị trường EU.

AB-Tổng hợp

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Tuất: Có những bước tiến vững vàng

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Tuất: Có những bước tiến vững vàng

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Tuất có những bước tiến bền vững trong thời điểm này. Có thể bạn sẽ không phát tài nhanh hoặc giàu lên nhanh chóng, song bạn vẫn kiếm được một khoản dư dả, ổn định
Tử vi tháng 5/2024 tuổi Dậu: May mắn cận kề gặt hái thành công

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Dậu: May mắn cận kề gặt hái thành công

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Dậu sự nghiệp của người tuổi Dậu đang tiến triển khá tốt. Con giáp này nhờ có sự tương trợ từ quý nhân Tam Hợp nên thành tựu gặt hái được không phải nhỏ.
Tử vi tháng 5/2024 tuổi Thân: Hung cát đan xen

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Thân: Hung cát đan xen

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Thân hung cát đan xen, trong rủi có may, trong may có rủi. Tài chính có lúc thấy tiền vào ào ào những không giữ nổi trong túi.
Tử vi tháng 5/2024 tuổi Ngọ: Tốt xấu đan xen, tiền tài tăng tiến

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Ngọ: Tốt xấu đan xen, tiền tài tăng tiến

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Ngọ có tốt có xấu, trong cái tốt vẫn tiềm tàng nguy cơ, vì vậy mà bạn làm gì cũng phải nhìn trước ngó sau.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên, lưu học sinh đến từ 9 quốc gia, gồm: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Campuchia và Ai Cập vừa cùng hơn 1.000 sinh viên Trường ...
Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đây là kiến nghị của ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vào ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động