Vĩnh Phúc: Bệnh viện đa khoa Tỉnh trải qua 70 năm xây dựng và phát triển
Vĩnh Phúc: Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Cuba kỷ niệm 67 năm cuộc tiến công Trại lính Moncada |
Vĩnh Phúc: Nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở và công tác dân số |
Năm 1950, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc (tiền thân là Bệnh viện đa khoa khu vực miền đông tỉnh Vĩnh Phúc) được thành lập trực thuộc Ty Y tế Vĩnh Phúc. Trong thời kỳ kháng chiến, Bệnh viện phải sơ tán nhiều nơi. Giai đoạn này, cả Ty Y tế và bệnh viện chỉ có 20 cán bộ trong đó có 1 y sĩ và 19 y tá.
Năm 1966, bệnh viện chuyển về xã Tân Phong, huyệnBình Xuyên, sau đó chuyển về thị xã Phúc Yên, đến năm 1969 chuyển về phường Liên Bảo, thị xã Vĩnh Yên (nay là thành phố Vĩnh Yên).
Năm 1997, cùng với sự kiện tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian đầu, Bệnh viện chỉ là bệnh viện hạng III với quy mô 200 giường bệnh đến năm 2010, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã trở thành bệnh viện hạng I với quy mô 600 giường bệnh với gần 700 cán bộ, nhân viên.
Bác sỹ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc nội soi phế quản được chỉ định cho bệnh nhân có bệnh lý về đường hô hấp. |
Trải qua 70 năm (năm 1950 – 2020) xây dựng và phát triển; đến nay, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc là bệnh viện tuyến tỉnh hạng I, là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến cuối của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong và ngoài tỉnh; có 900 giường bệnh kế hoạch; có 44 khoa, phòng, trung tâm (9 phòng chức năng, 01 trung tâm, 26 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng).
Với sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, Bệnh viện có tổng 881 cán bộ, bác sỹ, nhân viên y tế và người lao động; trong đó có: 245 Bác sĩ; 30 Dược sĩ; 448 Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Nữ hộ sinh.
BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc có trang thiết bị y tế đồng bộ hiện đại đáp ứng được cơ bản nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân. Bệnh viện là Bệnh viện vệ tinh của: Bệnh viện tim Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai… là điều kiện thuận lợi để Bệnh viện có thể được chuyển giao, áp dụng các kỹ thuật cao, phương pháp mới.
Bằng nhiều nguồn đầu tư khác như nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội hóa, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc được đầu tư với nhiều trang thiết bị y tế hiện đại đồng bộ như: Hệ thống chụp Cộng hưởng từ 1.5 Tesla; Hệ thống chụp SPECT/CT; Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA); Kính hiển vi phẫu thuật thần kinh mạch máu; Hệ thống xét nghiệm…
Các Bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc can thiệp nút mạch u gan bằng hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền. |
Bên cạnh đó, năm 2020, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nhận nhiều trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 như: Máy điện tim 6 cần; Monitor theo dõi bệnh nhân 5 thông số; Máy xét nghiệm khí máu; Máy thở; Bơm tiêm điện; Hệ thống nội soi phế quản; Máy lọc máu liên tục; Máy thở cao tần; Máy thở không xâm nhập; Máy thở vận chuyển; Máy điện tim; Máy X quang di động KTS; Máy siêu âm doppler màu ≥ 3 đầu dò; Monitor theo dõi bệnh nhân; Máy tạo nhịp ngoài cơ thể 1 buồng thất; Máy sốc tim có đánh sốc tự động; Máy truyền dịch; Máy hút dịch dẫn lưu màng phổi; Máy hút dịch chạy điện; Bộ đèn đặt nội khí quản…
Trao đổi với phóng viên, người có trách nhiệm của BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Do ảnh hưởng của tình hình dịch COVID-19 nên các chỉ tiêu chuyên môn chung của 6 tháng đầu năm 2020 đều giảm hơn so kế. Theo đó, Bệnh viện đã thực hiện khám bệnh 87.618 lượt người; điều trị nội trú 20.866người bệnh; tổng số ca phẫu thuật 4.509 ca... Các kỹ thuật chuyên sâu tại Bệnh viện tiếp tục được thực hiện thường quy, hiệu quả như: Lọc máu liên tục; Thận nhân tạo chu kỳ; chụp và đặt stent động mạch vành; đặt máy tạo nhịp; Điều trị nhồi máu não đến sớm bằng Alteplase;…
Bệnh viện luôn cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh, bố trí nhân sự phù hợp nhằm giảm thời gian chờ đợi của người dân khi đến khám bệnh, chữa bệnh. Hướng đến sự hài lòng của người bệnh với phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm”, cùng với nguồn nhân lực là những cán bộ, thầy thuốc giỏi về chuyên môn, giàu y đức và trang thiết bị y tế hiện đại.
Các Bác sĩ BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện kỹ thuật can thiệp động mạch vành. |
Với những thành tích đã đạt được, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng: hạng Nhất năm 2015; hạng Nhì năm 2010; hạng Ba năm 2006; Bệnh viện đã vinh dự được nhận “thương hiệu nổi tiếng hàng đầu năm 2019”; cùng nhiều Cờ thi đua và Bằng khen của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều đơn vị, cá nhân xuất sắc được: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tặng Bằng khen, Giấy khen.
Thời gian tới, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục xác định “Lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động của Bệnh viện”, “Quyết tâm làm việc vì sự hài lòng của người bệnh”, thực hiện tốt công tác quản lý Bệnh viện theo nội quy, quy chế bệnh viện của ngành Y tế, từng bước hoàn thiện Đề án bệnh viện vệ tinh có hiệu quả.
Chú trọng phát triển chuyên môn kỹ thuật và nguồn nhân lực; tăng cường đầu tư thêm các trang thiết bị y tế hiện đại, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao với chất lượng phục vụ, điều trị tốt nhất, hướng đến xây dựng Bệnh viện thực sự là địa chỉ tin cậy của nhân dân, các cấp, các ngành tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và nhân dân khu vực phía bắc nói chung.
Vĩnh Phúc: Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Cuba kỷ niệm 67 năm cuộc tiến công Trại lính Moncada Ngày 24/7/2020, tại TP Vĩnh Yên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Trung ương ... |
Vĩnh Phúc: Mỗi Hội Hữu nghị có phong trào thi đua riêng Tại Vĩnh Phúc, mỗi Hội Hữu nghị có phong trào thi đua riêng phù hợp với đặc điểm, tình hình của Hội như: Hội hữu ... |
Vĩnh Phúc: Nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở và công tác dân số Thời gian qua, Ngành Y tế tỉnh Vĩnh Phúc luôn nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ ... |